Tình trạng khó ngủ kéo dài khiến cơ thể bị suy nhược, kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ,… Chính vì vậy rất nhiều người lo lắng không biết khó ngủ phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Khó ngủ là tình trạng bị rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, dễ tỉnh ngủ,… Người bị khó ngủ, thiếu ngủ sẽ mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, thậm chí nằm và nhắm mắt rất lâu nhưng vẫn không thể ngủ được gây ra giấc ngủ ngắn, không đủ để tái tạo năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra bệnh khó ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân góp phần gây ra chứng khó ngủ, một số nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến như:
Stress: Những áp lực từ cuộc sống, công việc, tiền bạc và sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta. Khi bị stress, tâm trí thường hoạt động nhiều đặc biệt vào buổi tối khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Do các thói quen xấu: Một số thói quen xấu khiến bạn bị khó ngủ như không tuân thủ giờ ngủ, ,ngủ trưa quá nhiều, lạm dụng các chất kích thích, sử dụng các thiết bị điện tử như TV, điện thoại, máy tính, chơi game… trước khi đi ngủ,…
Ăn quá nhiều trong bữa tối: Việc ăn quá nhiều vào bữa tối trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày phải hoạt động liên tục. Đồng thời ăn quá no khiến cơ thể khó chịu khi nằm xuống gây ợ chua, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc được kê toa như thuốc trị trầm cảm, thuốc điều trị hen suyễn, thuốc điều trị huyết áp có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta. Ngoài ra, các loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng, thuốc trị cảm lạnh và các loại thuốc hỗ trợ giảm cân chứa caffeine và chất kích thích khác cũng có thể làm cản trở giấc ngủ.
Tác hại khôn lường của khó ngủ, mất ngủ đối với sức khỏe
Khó ngủ, mất ngủ không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải mà còn gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe thể chất và tinh thần như:
Béo phì
Khó đi vào giấc ngủ, không ngủ được sẽ làm gia tăng hoóc môn Ghrelin và Leptin trong cơ thể gây kích thích thèm ăn. Những người bị khó ngủ thường có xu hướng cảm thấy đói và có nhu cầu nạp nhiều năng lượng hơn so với người bình thường.
Hệ thống miễn dịch yếu
Trong khi ngủ cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch bằng việc sản xuất ra các kháng thể chống lại vi khuẩn và độc tố. Khi bị khó ngủ sẽ khiến việc sản xuất kháng thể giảm kéo theo đó khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm theo.
Mắc các bệnh mãn tính
Khó ngủ, mất ngủ làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của con người. Một số căn bệnh mãn tính nguy hiểm thường gặp ở những người ngủ không đủ giấc như huyết áp cao, đột quỵ, tiểu đường…
Suy giảm trí nhớ
Ngủ không đủ giấc khiến hệ thần kinh bị căng thẳng gây ảnh hưởng đến các chức năng của não bộ. Thiếu ngủ có thể gây suy giảm trí nhớ, mất tập trung làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh.
Khi bị khó ngủ phải làm sao?
Ảnh: Khi bị khó ngủ phải làm sao?
Khó ngủ có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Để thoát khỏi tình trạng này bạn nên tham khảo một số phương pháp sau:
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn với các bài tập thể dục vừa sức sẽ giúp điều hòa cơ thể, tăng cường sức khỏe và giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Hơn nữa, tập thể dục cũng giúp não bộ được thư giãn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Khi tập thể dục vào buổi tối, hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng, tránh tập luyện quá sức khiến cơ thể mệt mỏi gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Tham khảo: Bài tập yoga chữa mất ngủ hiệu quả
Uống sữa ấm trước khi đi ngủ
Uống một cốc sữa ấm khoảng 30 phút trước khi đi ngủ có thể giúp cung cấp canxi cho cơ thể và kích thích não bộ sản xuất hormone melatonin. Hormone này giúp điều hòa giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.
Lựa chọn chăn gối phù hợp
Lựa chọn chăn gối phù hợp là điều rất quan trọng để có được giấc ngủ ngon. Gối không nên quá cao, chăn không nên quá dày hoặc mỏng, chất liệu vải cũng cần thoải mái để bạn có giấc ngủ tốt. Hãy chọn gối vừa phải và mềm mịn và đảm bảo vệ sinh chăn, gối, ga trải giường thường xuyên để có được giấc ngủ ngon.
Không tiếp xúc với ánh sáng xanh
Tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ. Vì vậy để giảm thiểu tình trạng này, cách tốt nhất là tránh sử dụng điện thoại di động, laptop hoặc xem tivi trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn đọc sách hoặc nghỉ ngơi hoàn toàn trước khi đi ngủ.
Tạo không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ và thoải mái
Tạo một không gian ngủ thoải mái là một yếu tố vô cùng quan trọng để có được giấc ngủ ngon. Nếu giường ngủ lộn xộn, phòng ngủ quá sáng và ồn ào, bạn sẽ gặp khó khăn để chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, hãy tạo ra một không gian ngủ sạch sẽ, yên tĩnh với ánh sáng và nhiệt độ phù hợp để có được giấc ngủ ngon.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề khi bị khó ngủ phải làm sao? Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng khó ngủ và biết cách khắc phục khi gặp phải tình trạng này.
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Mất ngủ":
Nguyễn Thị Lơ: Mất ngủ, hoa mắt chóng mặt hậu covid dùng AZBrain có hiệu quả?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh