Đau đầu kèm theo nhức mắt là triệu chứng thường gặp, phổ biến ở độ tuổi từ 25-40 tuổi và giảm dần khi về già. Chứng đau này thường người bệnh xem nhẹ và không điều trị, những cơn đau tưởng chừng như vô hại này có thể ẩn chứa dấu hiệu sớm của những bệnh lý nguy hiểm.
Đau đầu nhức mắt như thế nào?
Đau đầu là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính, chủ yếu từ 25-40 tuổi, sau giảm dần. Các thống kê cũng chỉ ra rằng nữ giới thường hay mắc chứng đau đầu nhiều hơn nam giới, chiếm 20,7% ở nữ giới và 9,7% ở nam giới.
Thông thường, những cơn đau nhức tới mà không có dấu hiệu báo trước có thể do nguyên nhân nguyên phát và thứ phát. Cơn đau lan dần từ phần đầu xuống trán (đau đầu vùng trán) và ra hai bên hốc mắt. Cường độ đau có thể âm ỉ, hoặc đau dữ dội khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Hầu hết, những cơn đau đầu nhức mắt đều lành tính, nhưng nếu có thêm đau đầu chóng mặt buồn nôn, ói mửa, ngất xỉu, mất thăng bằng hay người mệt mỏi thì có thể dấu hiệu sớm của các bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân gây đau đầu nhức mắt
Đau đầu nhức mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm bệnh lý, sinh lý hoặc tâm lý. Tùy theo tác nhân gây bệnh, cường độ cơn đau cũng như các triệu chứng đi kèm cũng khác nhau. Để xác định được nguyên nhân gây ra chứng đau đầu nhức mắt, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các bước xét nghiệm và chụp chiếu. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân chính gây ra những cơn đau đầu kèm với nhức mắt này.
Nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh lý về não bộ, thần kinh là nguyên nhân chính gây ra chứng đau đầu nhức mắt.
- Bệnh viêm màng não
Phần lớn nguyên nhân bệnh lý gây lên những cơn đau đầu kèm nhức mắt đến từ bệnh viêm màng não. Căn bệnh do viêm vùng xung quanh màng não và tủy sống. Nếu không được điều trị sớm, bệnh viêm màng não có thể nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Bệnh lý này có thể đi kèm với các triệu chứng khác như hiện tượng đau đầu, nhức vùng mắt, sợ ánh sáng, sốt cao không hạ tùy thuộc vào tình trạng viêm.
- U não – biểu hiện sớm bằng những cơn đau đầu nhức mắt
Với những bệnh nhân xuất hiện khối u não chèn vào dây thần kinh cũng gây ra chứng đau đầu nhức mắt. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, mà cơn đau có thể nặng nhẹ khác nhau. Với nhiều trường hợp, khối u mọc chèn vào dây thần kinh trước trán, có thể khiến người bệnh cảm thấy mờ mắt hoặc không nhìn thấy gì nữa.
Vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp những cơn đau đầu kèm nhức mắt kéo dài không thuyên giảm, thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị sớm.
- Suy nhược thần kinh gây nhức mắt đau đầu
Những người gặp tình trạng đau đầu nhức mỏi phần mắt có thể do suy nhược thần kinh. Khi bệnh này kéo dài, người bệnh sẽ thường xuyên cảm nhận được cơn đau buốt phần hốc mắt cũng như nặng đầu. Bệnh trở nặng ở những người cận thị hoặc loạn thị.
- Bệnh tăng nhãn áp
Khi các dây thần kinh vùng mắt phải hoạt động quá sức trong một thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng nhức mỏi và đau đầu, đây cũng là biểu hiện sớm của bệnh tăng nhãn áp. Những cơn đau này có thể kéo dài và nặng hơn nếu không được chữa trị đúng cách. Thậm chí, nhiều người bệnh còn mất dần thị lực hoặc kèm các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa…
- Bệnh viêm xoang thường gặp
Đa phần các cơn đau đầu mặt trước, phần nhiều đều do bệnh viêm xoang gây lên. Ngày này, nguyên nhân này đang chiếm ưu thế vì xã hội phát triển môi trường càng ngày càng ô nhiễm và cơ thể của con người ngày càng trở nên mẫn cảm. Khi những khoang xoang bị viêm, sẽ gây ra những cơn đau nhức khắp các phần xoang vùng trán, mũi, má và phía sau mắt. Cơn đau có thể âm ỉ nhưng cũng có thể đau nhức nhối, dữ dội khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
Những cơn đau từng nhịp, từng cơn ở một nửa đầu sau đó lan ra khắp đầu và kèm nhức mỏi mắt chính là đau nửa đầu migraine hay còn được gọi là đau đầu vận mạch. Cơn đau này có thể xuất hiện kèm cảm giác chóng mặt, buồn nôn, sợ ánh sáng và âm thanh lớn.
Nguyên nhân tâm lý
- Tâm lý căng thẳng kéo dài
Vấn đề tâm lý luôn gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe não bộ cũng như sức khỏe toàn diện. Khi hệ thần kinh phải làm việc “quá sức” trong một thời gian dài và không được nghỉ ngơi thì sẽ gây ra tình trạng đau đầu và kèm theo nhức mắt. Những cơn đau đầu dạng này thường âm ỉ hoặc dữ dội trong thời gian ngắn, thuyên giảm nhanh nếu như cơ thể được nghỉ ngơi.
- Bệnh trầm cảm
Một trong những yếu tố tâm lý nguy hiểm gây ra những cơn đau đầu nhức mắt liên hồi, không hồi kết chính là do trầm cảm. Những bệnh nhân khi mắc chứng bệnh này luôn cảm thấy u uất với những cơn đau đầu gây khó chịu và mệt mỏi, khiến họ chỉ muốn nằm mãi.
Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý và tâm lý, các yếu tố môi trường thời tiết cũng gây ra những cơn đau đầu nhức mắt thứ phát. Tuy nhiên, các nguyên nhân này thường không quá nghiêm trọng, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ thuyên giảm.
Đau đầu nhức mắt có nguy hiểm không?
Chứng đau đầu nhức mắt đa phần đều lành tính do các nguyên nhân thứ phát đến từ môi trường, tâm lý và các bệnh lý. Chỉ cần nắm bắt được đúng nguyên nhân và chữa trị đúng phương pháp, cơn đau đầu kèm với nhức mắt sẽ hết. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà nhiều người thường không quá quan tâm và chữa trị đúng cách với cơn đau này.
Đau đầu nhức mắt khi xuất hiện kèm theo một vài triệu chứng sau, bạn cần phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị ngay lập tức:
- Sốt nhẹ hoặc cao bất thường: Sốt là tình trạng gặp khi cơ thể xuất hiện các ổ viêm hoặc phải “chiến đấu” với các virus xâm nhập, vì vậy khi cơn đau kèm với triệu chứng sốt không giảm, người bệnh nên đi khám sớm.
- Cường độ đau đầu nhức mắt tăng dần: Nếu như những cơn đau đầu kèm nhức mắt của bạn tăng dần về cả cường độ và tần suất thì đây là nguyên nhân đến từ những bệnh lý nguy hiểm chứ không chỉ là cơn đau đơn thuần.
Phương pháp điều trị chứng nhức đầu nhức mắt
Chứng đau đầu kèm theo nhức mắt thường được chữa phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chúng. Bệnh lý như thế nào thì phương hướng điều trị sẽ như thế.
- Điều trị đau đầu nhức mắt tại nhà
Với những trường hợp nhẹ, đau đầu nhức mắt có thể được điều trị ngay tại nhà mà không cần can thiệp bằng thuốc. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích. Tạo cho bản thân một cuộc sống thoải mái, không căng thẳng sau những giờ làm việc.
Hơn nữa, khi cơn đau tới bạn có thể chườm nóng/lạnh, kết hợp với nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh cũng giúp cơn đau của bạn thuyên giảm nhanh chóng.
- Điều trị bằng thuốc
Để trả lời cho câu hỏi “đau đầu nhức mắt uống thuốc gì?” thì đa phần các bác sĩ sẽ sửa dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, paracetamol… giúp người bệnh hết đau nhanh chóng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, có thể sử dụng thêm một số các loại thuốc chống dị ứng, thuốc họ triptan, thuốc kháng viêm NSAID… Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh phải đảm bảo tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh các tác dụng phụ của thuốc với các trường hợp quá mẫn.
Cách phòng ngừa đau đầu nhức mắt hiệu quả
Bên cạnh điều trị, việc phòng ngừa chứng đau đầu cũng là điều vô cùng quan trọng. Cách ngăn ngừa hiệu quả nhất là hạn chế các tác nhân gây ra bệnh.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích
Các loại rượu bia, chất kích thích sẽ khiến hệ thần kinh trung ương luôn trong trạng thái kích thích, làm tăng nguy cơ mắc chứng đau đầu.
- Tập thể dục thường xuyên
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, thiền… sẽ giúp tăng cường oxy và dinh dưỡng lên não. Điều này khiến não bộ khỏe mạnh và ngăn ngừa đau đầu nhức mắt.
- Thư giãn đầu óc sau mỗi giờ làm việc căng thẳng
Sau mỗi giờ làm việc và học tập, bạn nên thư giãn đầu óc bằng việc nghe nhạc, đọc sách hay nằm nghỉ ngơi giúp não bộ và hệ thần kinh trung ương giải tỏa. Điều này không những giúp hạn chế những cơn đau đầu mà còn giảm nguy cơ trầm cảm.
Đau đầu nhức mắt là bệnh lý thường gặp nhưng không phải ai cũng dành sự quan tâm thực sự đến chứng bệnh này. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ và chính xác về chứng đau đầu nhức mắt.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau Đầu":
[Dược sỹ] Người trẻ đau nửa đầu, đau đỉnh đầu dùng AZBrain có cải thiện?
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
Trần Hoài Thu, đã cải thiện chứng đau đầu kéo dài sau khi sử dụng AZBrain.
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh