Muối là loại gia vị vô cùng quen thuộc đối giúp mang lại hương bị đậm đà cho các món ăn. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe đặc biệt là huyết áp. Vậy tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp, hãy cùng AZBrain tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Vai trò của muối với cơ thể con người
Thành phần của muối là Natri và Clo, đây là hai nguyên tố cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Natri giúp điều chỉnh huyết áp, co cơ và tăng cường chức năng não. Clorua là chất điện giải, rất cần thiết cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nếu nồng độ Clorua thấp có thể gây ra toan hô hấp, rất nguy hiểm cho cơ thể.
Ngoài ra, muối còn là nguồn cung cấp i ốt chính cho cơ thể giúp làm giảm mắc bệnh bướu cổ. Nếu cơ thể bị thiếu i ốt, cơ thể sẽ thích ứng bằng việc tự đào thải natri qua mồ hôi và nước tiểu. Khi cơ thể thiếu muối nặng sẽ dẫn tới hoa mắt chóng mặt, chuột rút, hôn mê, thậm chí tử vong.
Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Cơ chế ăn mặn gây tăng huyết áp là do khi ăn mặn, nồng độ ion Natri trong cơ thể sẽ tăng lên, khiến cơ thể bị giữ nước và bạn phải uống nhiều nước hơn để làm loãng nồng độ ion này.
Quá trình này khiến thể tích dịch trong cơ thể tăng lên làm tim phải hoạt động để bơm máu nhiều mạnh hơn gây áp lực ở thành mạch máu. Theo thời gian, áp lực này sẽ khiến huyết áp tăng và làm mạch máu bị xơ cứng kéo theo đó là nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay suy tim cũng tăng lên. Đây chính là lý do vì sao người bị cao huyết áp mà ăn mặn dễ có nguy cơ bị tai biến.
Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenalin – đây là một chất có thể khiến huyết áp tăng lên.
Một số dấu hiệu cho biết bạn đang ăn quá nhiều muối
Việc ăn nhiều muối có thể khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm. Để nhận biết xem chúng ta có đang ăn quá nhiều muối hay không bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau:
Đầy hơi chướng bụng: Muối giúp cơ thể giữ nước khiến các chất lỏng trong dạ dày tăng cao gây đầy hơi chướng bụng.
Chân sưng: Chân sưng là dấu hiệu cho thấy có quá nhiều Natri trong cơ thể. Các bộ phận khác như mặt, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân đều có thể bị sưng khi cơ thể bị dư thừa muối.
Khát nước: Nếu bạn thường xuyên bị khát nước đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang nạp quá nhiều muối. Lượng muối nhiều khiến bạn luôn phải uống nước để trung hòa lượng muối trong cơ thể. Các bộ phận khác trên cơ thể như mặt, bàn tay, bàn chân và mắt cá chân đều có thể sưng nếu cơ thể bị thừa muối.
Tăng cân: Nếu cân nặng của bạn tăng lên đột ngột trong một tuần thậm chí trong vài ngày rất có thể đây là dấu hiệu bạn đã ăn quá nhiều muối. Muối giúp tích nước trong cơ thể vì vậy sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Cách giúp giảm lượng muối trong chế độ ăn
Để tránh việc ăn quá mặn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể bạn nên thực hiện các cách sau:
Từ bỏ thói quen ăn mặn
Người Việt từ lâu đã có rất nhiều món ăn chứa nhiều muối như mắm tôm, cá kho, cá muối, thịt muối, dưa cà muối,… Ngoài ra, nhiều gia đình hiện nay vẫn có thói quen để thêm chén nước mắm hoặc bột canh trên bàn ăn để chấm.
Để từ bỏ thói quen ăn mặn bạn có thể thực hiện các cách sau:
- Hạn chế sử dụng muối quá nhiều trong quá trình nấu ăn.
- Thay đổi khẩu vị bằng cách thay đổi phong cách chế biến thức ăn, ví dụ như hấp, luộc thay cho các món kho, xào, nướng.
- Giảm thiểu sử dụng gia vị và nước chấm trong bữa ăn để hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu muối như dưa cà muối, xúc xích, giăm bông, thịt xông khói,…
Tự nấu ăn tại nhà
Các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối giúp làm tăng hương vị và giúp bảo quản tốt hơn. Chính vì vậy việc tự nấu ăn tại nhà là cách hiệu quả giúp bạn kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể hiệu quả.
Ăn các loại rau, củ, quả
Để giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày bạn nên bổ sung thêm các loại rau, củ, quả vào thực đơn. Đây là cách đơn giản giúp làm giảm lượng muối trong chế độ ăn của mình đồng thời cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng từ rau, củ, quả để tăng cường sức khỏe.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp lý do tại sao ăn mặn tăng huyết áp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh