Trong khoa học mọi đều có thể xảy ra, chẳng hạn thuyết tương đối của nhà bác học Enstein nổi tiếng đề xuất vào thế kỷ 20 đã làm đảo lộn giới khoa học như: Có thể “bẻ cong được thời gian và không gian”. Khi ông Enstein công bố thuyết của mình, nhiều nhà khoa học nổi danh thời đó không công nhận và cho đó là sự “điên rồ”, nhưng từ thuyết đó người ta mới chế tạo được ra bom nguyên tử, vũ khí hạt nhân… Cho đến nay, người ta khẳng định thuyết đó là “đúng”. Gần đây, tôi được đọc một
thông báo của các nhà thiên văn học, người ta đã chụp được hình ảnh bẻ cong của không gian và thời gian của một Dải thiên hà cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng bằng kính viễn vọng loại đặc biệt (như chuyện không tưởng vậy).
Bây giờ, tôi xin được vào vấn đề chính của bài viết này, khoảng thế kỷ 20 trở về trước, khoa học khẳng định rằng tế bào thần kinh (Neurone), nhất là ở não bộ là không thể tái tạo, tức là không thể tái sinh kể từ khi còn trong bào thai đến khi ra đời, trưởng thành và khi về già… tế bào thần kinh là không thay đổi – nếu chẳng may tế bào thần kinh nào bị chết (như do thoái hóa, nhiễm trùng, nhiễm độc…) là mất vĩnh viễn tế bào thần kinh đó (như kiểu răng con người khi trưởng thành vậy).
Nhưng đến nay, quan điểm trên có vẻ như đã không còn đứng vững. Một số nhà khoa học nghiên cứu thấy rằng: Trong suốt cuộc đời, các tế bào thần kinh mới được tái tạo trong não bộ con người. Cụ thể, vào năm 1998, người ta thông báo khoa học: Sự sản sinh tế bào thần kinh đã được phát hiện ở người. Tuy nhiên, vào tháng 04 năm 2018, một nghiên cứu của Viện đại học California (Francisco, Mỹ) đã tỏ ra nghi ngờ về việc này.
Nhưng một số công bố khoa học gần đây đã củng cố sự tái tạo tế bào thần kinh năm 1998.
Theo tạp chí Sciences & Avenir (5/2019), một nhóm nghiên cứu ở Tây Ban Nha thuộc Trung tâm sinh học phân tử Severo Ochoa Madrid đã xác định: Có cả ngàn “tế bào thần kinh non” trong não bộ của người ở tuổi 90. Cũng theo tạp chí này (cũng năm 2019), nhóm North Bristol Hospital ở Vương quốc Anh “đã có thể tái tạo các tế bào não bộ của những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson” – qua một thiết bị cung cấp Protein GDNF vào địa điểm não bộ bị tổn thương do mắc bệnh Parkinson ( được biết GDNF là Protein sản xuất tự nhiên bởi cơ thể con người).
Ngoài ra, năm tháng 4 năm 2018, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Stem Cell các nhà khoa học từ đại học Columbia và Viện Tâm thần học bang New York (Mỹ) cho rằng những người già khỏe mạnh vẫn có khả năng duy trì trí não minh mẫn và sáng suốt đến tuổi 80, nhờ vào chức năng “hình thành và phát triển tế bào thần kinh” ở hồi Hải mã. Được biết, hồi Hải mã nằm ở thùy Thái dương của vỏ não, liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn. Trong công trình khoa học của mình, các nhà khoa học ở đây đã nghiên cứu hồi Hải mã của 28 người khỏe mạnh; nhưng qua đời đột ngột ở độ tuổi từ 14 – 79 tuổi, kết quả thấy tế bào thần kinh ở não bộ trong 28 người này có số lượng như nhau. Qua đây, người ta cho rằng với những người đã sống tới 80 tuổi nhưng có sự duy trì sức khỏe tốt, không mắc các bệnh về trí nhớ hay thần kinh thì “chức năng hình thành và phát triển tế bào thần kinh mới” vẫn hoạt động tốt. Và họ suy diễn suy giảm chức năng trí não của người già “nhiều khả năng do suy thoái chức năng” trên.
Từ các nghiên cứu “về khả năng tái tạo các tế bào thần kinh” đã được công bố ở trên, chúng ta hy vọng sẽ mang lại lợi ích cho con người, biến cái không thể thành cái có thể, một cứu cánh cho các bệnh nhân bị mắc các bệnh về thần kinh và tâm thần, đặc biệt là các bệnh liên quan đến trí nhớ và trí tuệ.
Điều này cũng khích lệ cho Viện y học bản địa Việt Nam đi sâu hơn nữa trong việc nghiên cứu về các bệnh thần kinh như Alzheimer, động kinh, Parkinson… nhằm giảm thiểu chứng rối loạn vận động (run, tăng trương lực cơ, giảm vận động), suy giảm trí nhớ…do tổn thương tế bào thần kinh ở con người bằng các thuốc Y học cổ truyền mà Viện đã và đang nghiên cứu; mà về cơ bản Y học hiện đại mới dừng ở phần chủ yếu là điều trị triệu chứng.
TSBS cao cấp Ngô Quang Trúc
Nguồn: Yhocbandia.vn
Đáng suy ngẫm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh