Bệnh Parkinson là một bệnh lý nguy hiểm khi ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Đây là căn bệnh luôn được “mặc định” là bệnh của người già, nhưng gần đây số lượng người trẻ đang trải qua những triệu chứng sớm của bệnh Parkinson cũng đang tăng vọt. Hãy dành một vài phút để nghiên cứu và tìm hiểu thêm về bệnh Parkinson ở người trẻ.
Bệnh Parkinson ở người trẻ như thế nào?
Parkinson là bệnh lý suy giảm hay mất khả năng vận động do trung khu thần kinh vận động trung ương bị tổn thương hay lão hóa gây lên. Vì vậy, ở người trẻ khi mắc chứng bệnh này sẽ gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt cũng như làm việc, dẫn tới việc họ sẽ phải phụ thuộc cả đời vào người chăm sóc.
Theo thống kê, số lượng người trẻ từ độ tuổi 25 – 45 tuổi có những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson đang có xu hướng gia tăng dần theo thời gian, và chưa thể lý giải được nguyên nhân. Hội chứng Parkinson ở người trẻ cũng tương tự như ở người già. Tuy nhiên, diễn biến của bệnh thường nhanh và chuyển biến xấu hơn khi xuất hiện ở người trẻ.
Phần lớn người trẻ mắc chứng Parkinson sẽ gặp các vấn đề về tâm lý khó giải quyết hơn so với người già như bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu… Chính vì vậy chứng parkinson ở người trẻ thường khó khắc phục và dẫn tới những biến chứng khó lường.
Triệu chứng Parkinson ở người trẻ
Tương tự như với người trẻ, triệu chứng Parkinson ở người trẻ cũng được biểu thị khá rõ ràng qua các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh thường không rõ ràng hay nhầm sang các bệnh lý khác, nên bệnh nhân thường không quá quan tâm.
Dấu hiệu run tay chân không kiểm soát
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất mà bất cứ người bị Parkinson nào cũng phải trải qua dù là người già hay người trẻ chính là việc họ bị run tay mất kiểm soát. Có thể ban đầu chứng run tay, chân này chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện hoặc chỉ run ở các khớp hay đầu chi mà thôi, nhưng sau đó cơn run sẽ lan dần cả bàn tay, hoặc một bên mắt.
Người bệnh không thể kiểm soát được cơn run này, khiến họ không thể làm được gì và cơn run chỉ giảm hay hết khi họ nghỉ ngơi hoặc đi ngủ. Tần suất và số lượng cơn run sẽ tăng dần theo thời gian nếu như không được can thiệp bằng các phương pháp điều trị.
Cơ co cứng liên tục
Với những trường hợp nhẹ, cơn co cứng cơ chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng khi nặng hơn bệnh nhân sẽ không thể nào dãn cơ dẫn tới việc di chuyển và vận động gặp khó khăn. Thậm chí, nhiều người bệnh còn không thể nào thả lỏng cơ và cần sự can thiệp của bác sĩ.
Việc cơ co liên tục không những ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người bệnh mà còn gia tăng nguy cơ ngưng thở do các bó cơ gây khó thở.
Mất khả năng giữ thăng bằng
Bệnh Parkinson là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của người bệnh, vì vậy ở giai đoạn nặng người bệnh sẽ không có khả năng giữ thăng bằng như người bình thường nữa, thậm chí là mất hẳn khả năng này. Khi đó người bệnh sẽ mất khả năng di chuyển, họ sẽ phải ngồi xe lăn hoặc có thể phải nằm liệt giường và sống như người thực vật.
Không chỉ khả năng di chuyển, khả năng cầm nắm hay phán đoán cũng trở lên khó khăn và mất dần nếu như không được điều trị đúng cách.
Tâm lý bất ổn, rối loạn cảm xúc
Triệu chứng này được thể hiện rõ ràng ở người trẻ khi mắc chứng Parkinson hơn người già bởi khi đang ở lứa tuổi sung sức, cống hiến thì họ lại chịu đựng căn bệnh “quái ác” này. Người bệnh gần như phải sống phụ thuộc vào người chăm sóc, mọi công việc, cuộc sống sẽ phải bỏ dở. Điều này sẽ khiến người trẻ khó chấp nhận và rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc. Họ có thể bỗng dưng tức giận hay buồn bã vì không thể cầm được chiếc muỗng để ăn cơm, hay đi đứng như bình thường.
Chính vì vậy, giai đoạn này người bệnh rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến tâm lý như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và có thể nghĩ tới việc “kết liễu” cuộc đời mình. Do đó, vai trò người chăm sóc rất quan trọng trong thời điểm này.
Bên cạnh những triệu chứng phổ biến, nhiều người bệnh còn gặp các dấu hiệu khác như táo bón, tăng/giảm ham muốn bất thường, khó ngủ, ngủ không ngon, mệt mỏi kéo dài, lú lẫn…
Nguyên nhân của bệnh Parkinson ở người trẻ
“Tại sao người trẻ lại mắc bệnh parkinson?” – Một câu hỏi lớn luôn được đặt ra và đến nay vẫn chưa thực sự tìm được câu trả lời thích đáng. Trên thực tế, từ rất lâu chúng ta luôn mặc định rằng chứng Parkinson là bệnh lý của tuổi già như một điều “thuận tự nhiên” già hòa của tế bào, trong đó trung khu thần kinh vận động chịu nhiều tác động hơn. Tuy nhiên, càng ngày số người trong độ tuổi trẻ trước 60 tuổi rơi vào trạng thái run tay chân – Parkinson, khiến nhiều người lo lắng.
Yếu tố di truyền phổ biến
Một trong những yếu tố thường được đề cấp để giải thích cho hiện tượng bệnh Parkinson xuất hiện ở người trẻ là di truyền. Theo các thông kê, phần lớn số lượng người trẻ mắc chứng bệnh quái ác này đều liên quan đến tiền sử bệnh lý trong gia đình. Khi người thân của bạn như bố/mẹ, anh/chị mắc các bệnh liên quan đến não bộ như sa sút trí tuệ, Alzheimer hay suy giảm trí nhớ cũng khiến nguy cơ mắc bệnh Parkinson của bạn gia tăng hơn rất nhiều.
Thiếu hụt chất dẫn truyền Dopamine
Sau nhiều công trình nghiên cứu, các bác sĩ và các nhà khoa học nhận thấy rằng hầu hết các bệnh nhân Parkinson ở người trẻ đều có lượng chất dẫn truyền dopamine thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường. Vì vậy, họ cho rằng việc thiếu hụt chất dẫn truyền dopamine – hoạt chất kích thích quá trình dẫn truyền thông tin tới trung khu thần kinh vận động. Việc thiếu hụt này có thể khiến việc truyền tín hiệu tới vùng não vận động bị ngắt quãng, nhầm lẫn hay trì trệ dẫn tới việc người bệnh suy giảm và mất khả năng vận động.
Môi trường độc hại gây biến đổi gen
Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, việc sinh sống và làm việc trong các môi trường độc hại nhiều hóa chất cũng khiến các mã gen trong cơ thể bị biến đổi và sinh ra bệnh Parkinson ở người trẻ. Đây cũng được các chuyên gia đánh giá là một tác nhân gây ra bệnh lý này, bởi vì có rất nhiều bệnh nhân làm việc ở khu vực nhiều phóng xạ, hóa chất có dấu hiệu parkinson từ rất sớm.
Phương pháp điều trị chứng Parkinson ở người trẻ
Chứng Parkinson ở người trẻ thường phát triển nhanh và khó nắm bắt hơn với người già, vì vậy việc điều trị cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng cách, bệnh có thể được ức chế và làm chậm quá trình phát triển.
Sử dụng các loại thuốc bổ sung Dopamine
Vì chưa tìm được nguyên nhân thực sự của bệnh Parkinson ở người trẻ nên phác đồ điều trị hiện tại chỉ tập trung vào việc cải thiện và ngăn ngừa quá trình phân giải chất dopamine.
Với những bệnh nhân phát hiện sớm và đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ được các bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc. Các loại thuốc thường dùng như Levodopa, thuốc kháng Cholinergic… đều có tác dụng tăng cường hoặc thay thế hoạt chất dopamine trong não bộ giúp duy trì quá trình truyền thông tin từ trung khu vận động tới các chị một cách nhanh chóng và đúng đắn.
Mặc dù các loại thuốc này đều cho tác dụng trong điều trị nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ theo đúng yêu cầu và lời khuyên của bác sĩ đưa ra, không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng tránh trường hợp quá mẫn.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật DBS
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, phẫu thuật DBS cũng là một hướng điều trị tích cực và hiệu quả dành cho người trẻ mắc Parkinson.
Bản chất của phương pháp này chính là việc sử dụng điện kích thích khu vực não bộ chỉ đạo vận động của người bệnh, hoạt động trở lại. Việc kích thích sử dụng sung điện này sẽ giúp người bệnh thuyên giảm đáng kể các triệu chứng như run tay, chân, cứng cơ bắp hay khó khăn trong di chuyển. Với nhiều người bệnh đáp ứng tốt, có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường nhưng vẫn cần kết hợp sử dụng thuốc và các phương pháp trị liệu khác.
Cách ngăn ngừa và phòng chống bệnh Parkinson ở người trẻ
Hiện nay bệnh Parkinson vẫn chưa tìm được nguyên nhân cũng như phương pháp chữa trị dứt điểm, hầu hết các phác đồ điều trị hiện nay chỉ đang hướng tới thuyên giảm triệu chứng mà thôi. Vì vậy, thay vì ngồi chờ chữa bệnh, khi bạn ở trong nhóm nguy cơ cao thì nên ngăn ngừa và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Bổ sung dưỡng chất cho não bộ thông qua các sản phẩm hoạt huyết
Một trong những vấn nạn hiện nay của người trẻ đó là chưa có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của sức khỏe, nhất là sức khỏe não bộ. Trong xã hội hiện đại ngày nay, giới trẻ dùng não nhiều hơn là chân tay vì vậy việc sử dụng não bộ quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng lão hóa sớm và gây ra bệnh lý Parkinson khi còn rất trẻ.
Do đó, đừng đợi đến già mới chăm sóc cho não bộ, mà ngay từ ngày hôm nay người trẻ nên bổ sung các sản phẩm tốt cho não bộ giúp quá trình vận chuyển máu lên não được diễn ra trơn tru, từ đó hạn chế quá trình lão hóa cũng như cân bằng năng lượng ở não. Bạn nên lựa chọn dòng sản phẩm hoạt huyết với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên để hạn chế tác dụng phụ dù cho dùng lâu dài. Bổ não cũng phải đảm bảo đủ ba yếu tố phá máu đông – tái tạo máu – bổ huyết mới có thể chăm sóc tốt cho hệ thần kinh.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn lành mạnh
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều sức khỏe nói chung và não bộ nói riêng. Những người thường xuyên ăn những loại thức ăn có hại cho sức khỏe như đồ ăn nhiều giàu mỡ, đồ ăn chứa chất bảo quản sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong máu, từ đó khiến máu không thể lưu thông đầy đủ lên não bộ. Đương nhiên, điều này khi kéo dài sẽ khiến não rơi vào trạng thái thiếu hụt dưỡng chất và không thể hoạt động hết công suất.
Tương tự như với thói quen ngủ muộn, ngủ ít cũng khiến bộ não luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi dễ gây ra tình trạng suy giảm chức năng hệ thần kinh. Điều này sẽ làm tăng khả năng mắc các chứng bệnh liên quan đến bộ não trong đó có bệnh Parkinson ở người trẻ.
Bổ sung vitamin D
Các loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bộ não. Với những bệnh nhân Parkinson hoặc có nguy cơ mắc bệnh lý này việc bổ sung vitamin D là rất cần thiết. Vitamin D đóng vai trò giúp quá trình sản sinh và hạn chế phân giải Dopamine, từ đó có khả năng cải thiện và ngăn ngừa chứng Parkinson phát triển sớm ở người trẻ.
Người trẻ nên tăng cường hấp thụ vitamin D qua việc tắm nắng, hoặc bổ sung hàm lượng lớn qua các viên uống, hoặc thực phẩm. Lưu ý, nên tham vấn bác sĩ về hàm lượng bổ sung mỗi ngày để đảm bảo không bị dư thừa lượng vitamin D gây hại cho gan, thận.
Chứng bệnh Parkinson ở người trẻ không những khiến người trẻ mất khả năng hoạt động, sinh hoạt và làm việc mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tâm sinh lý của người bệnh. Vì vậy, người trẻ nên quan tâm và chú ý tới sức khỏe của mình để có những phương hướng điều trị sớm hiệu quả.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh Parkinson":
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh