Nhân sâm là một vị thuốc quý đứng hàng đầu trong bảng dược liệu bằng giá thành và dược tính của chúng. Đây được biết đến là loại thảo dược có thể chữa “bách bệnh”, những câu hỏi “huyết áp thấp có uống được nhân sâm không?” vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những điều cần biết về huyết áp thấp
Huyết áp thấp là một bệnh lý khá phổ biến khi số lượng người mắc bệnh ngày ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Chứng huyết áp thấp được xác định khi một người có mức huyết áp luôn thấp hơn ngưỡng quy định 120/80mg/Hg. Bệnh lý này thường không được nhiều người coi trọng và cho rằng nó không quá nguy hiểm, nhưng thực tế đã chỉ ra rằng huyết áp thấp chính là “sát thủ” âm thầm có thể cướp đi mạng sống của bạn lúc nào không hay.
Ở các giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, người thiếu sức sống. Huyết áp thấp rất dễ chuyển biến thành mãn tính và khi không được chữa trị kịp thời rất dễ khiến người bệnh gặp trường hợp đột quỵ do tim, não bị dừng cung cấp máu. Chính vì vậy người huyết áp thấp cần có một chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt phù hợp giúp duy trì huyết áp ổn định.
Người huyết áp thấp có uống được nhân sâm không?
Nhân sâm được biết đến là thảo dược quý giá có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ khí huyết cũng như khả năng chữa rất nhiều bệnh. Vì vậy, huyết áp thấp có dùng được nhân sâm không luôn là câu hỏi được nhiều người đưa ra với mong muốn loại dược liệu này có thể giúp cải thiện chứng huyết áp thấp mà không cần sử dụng các loại thuốc huyết áp.
Theo như các chuyên gia về y học cổ truyền, chứng huyết áp thấp là do nhược khí gây lên, tức là cơ thể suy nhược dẫn tới máu lưu thông không tốt. Hơn nữa, nhân sâm lại có khả năng bồi bổ khí huyết, tăng cường khí lực giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, người bị huyết áp thấp rất thích hợp để uống nhân sâm, hay nói cách khác nhân sâm có khả năng hỗ trợ điều trị chứng huyết áp thấp.
Ngoài ra, nhân sâm cũng là vị thuốc giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của huyết áp thấp như đau đầu chóng mặt buồn nôn, người mệt mỏi… Do trong nhân sâm có các thành phần giúp cải thiện quá trình vận chuyển oxy và các dưỡng chất trong cơ thể. Điều này góp phần rất lớn trong việc điều hòa khí huyết, giúp huyết áp luôn ổn định.
Cách sử dụng nhân sâm để trị huyết áp thấp
Nhân sâm là vị thuốc tốt nhưng để hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng huyết áp thấp, và cách sử dụng của nó cũng khá đơn giản. Người bệnh có thể dùng lúc còn tươi hoặc phơi khô rồi sử dụng đều được. Tuy nhiên, với những người cơ thể yếu, chậm hấp thu thì nên dùng nhân sâm khô để loại bỏ bớt những tính độc của loại cây này.
Hơn nữa, người bệnh có thể thái lát nhân sâm sau đó phơi khô sẽ dễ dùng cũng như trữ được lâu hơn so với phơi khô. Đây cũng là cách giúp bạn lấy hết được tinh túy của nhân sâm mà không sợ lãng phí bởi giá thành của nhân sâm cũng khá đắt đỏ. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả điều trị chứng huyết áp thấp, bạn cũng có thể kết hợp chúng với một số thảo dược khác như lòng đỏ trứng gà, long nhãn, liên thuc… Những vị thuốc này sẽ giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường đề kháng, giúp máu huyết lưu thông và ổn định huyết áp cho người bệnh.
Ngoài ra, khi sắc nhân sâm cùng với các dược liệu khác, bạn nên lưu ý sắc nhân sâm ở lửa vừa và thời gian lâu hơn những loại khác để đảm bảo tất cả dưỡng chất của nhân sâm đã được thôi hết. Thời gian sắc thuốc có thể kéo dài từ 1-2h tùy thuộc vào số lượng các vị thuốc.
Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng nhân sâm chữa huyết áp thấp
Nhân sâm là một vị thuốc quý nhưng cũng là một vị thuốc có nhiều độc dược nếu như người dùng không biết cách sử dụng đúng, đặc biệt với những người bị huyết áp thấp.
- Mỗi ngày người bệnh chỉ nên dùng 100gr-200gr nhân sâm, với người bị mất ngủ có thể dùng nhiều hơn một chút nhưng không được vượt quá 300gr.
- Với những người mới bắt đầu sử dụng nhân sâm, bạn nên dùng ở liều lượng ít và tăng dần theo thời gian nếu như cơ thể không có phản ứng gì khi sử dụng.
- Nhân sâm nên được sử dụng vào buổi sáng và buổi trưa thay vì buổi tối vì có thể khiến bạn khó ngủ hoặc mất ngủ.
- Sử dụng nhân sâm lúc đói sẽ tốt hơn lúc no bởi dạ dày sẽ hấp thụ được hết các dưỡng chất thiết yếu từ loại củ này.
Ngoài những lưu ý trên, người dùng cũng nên lựa chọn nơi uy tín để mua nhân sâm để đảm bảo về dược tính cũng như sự an toàn trong quá trình sử dụng. Bạn cũng nên cân nhắc và xin lời khuyên của bác sĩ trong suốt quá trình sử dụng nhân sâm hỗ trợ điều trị chứng huyết áp thấp để đảm bảo không có bất cứ điều gì nguy hiểm xảy ra.
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “huyết áp thấp có uống được nhân sâm không?” và những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại dược liệu đặc biệt này.
Đáng suy ngẫm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp thấp":
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
[Nhà thuốc] Cải thiện huyết áp thấp với sản phẩm từ đinh lăng, bưởi bung
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh