Chóng mặt là triệu chứng phổ biến hiện nay khiến nhiều người lo lắng. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu gây chóng mặt chính là thiếu hụt dinh dưỡng. Vậy hay bị chóng mặt là thiếu chất gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây của AZBrain nhé!
Hay bị chóng mặt là thiếu chất gì?
Thường xuyên bị chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang bị thiếu hụt các dưỡng chất sau:
Vitamin nhóm B (B1, B6, B9)
Thiếu hụt vitamin B1 gây ra các vấn đề liên quan đến tim mạch. Từ đó, dẫn đến tình trạng chóng mặt thường xuyên.
Vitamin B6 đóng vai trò hỗ trợ trong việc điều trị tình trạng rối loạn tai trong – một trong những nguyên nhân gây ra hoa mắt và chóng mặt. Ngoài ra, vitamin B6 còn giúp cân bằng cơ thể, có lợi cho hệ thống tiền đình, từ đó khắc phục tình trạng chóng mặt một cách đáng kể.
Vitamin B9 không chỉ tham gia vào quá trình phát triển và phân chia tế bào, ngăn ngừa thiếu máu, sản xuất hồng cầu mà còn trực tiếp tham gia dẫn truyền thần kinh tại não. Vì vậy, những người thường xuyên gặp tình trạng hoa mắt và chóng mặt nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin B9 như súp lơ xanh, rau màu xanh thẫm, gan động vật,…
Vitamin C
Thiếu hụt vitamin C có thể khiến bạn thường xuyên bị chóng mặt. Vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có vai trò quan trọng trong việc giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt, và đau đầu. Các chuyên gia khuyến cáo với khoảng 600 mg vitamin C mỗi ngày, sau 2 tháng, tình trạng chóng mặt và hoa mắt có thể được cải thiện đáng kể.
Bạn có thể chủ động cung cấp vitamin C cho cơ thể từ trái cây như chanh, cam, bưởi, kiwi, ổi, và cả từ rau củ như ớt chuông, cà chua, súp lơ, rau lá xanh,… Việc bổ sung vitamin C thông qua thực phẩm là một cách hiệu quả để giảm tình trạng chóng mặt và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Magie
Magie đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng của hệ thần kinh, giúp làm dịu thần kinh một cách hiệu quả. Do đó, việc thiếu hụt magie có thể gây ra tình trạng chóng mặt. Các nguồn thực phẩm giàu magie bao gồm cá nước ngọt và hải sản biển, thịt đỏ, các loại hạt, đậu đỗ và nhiều nguồn khác.
Vitamin D
Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi và vitamin D có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt và ù tai. Việc bổ sung đủ vitamin D có thể giúp cải thiện tình trạng này. Nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu bao gồm ánh sáng mặt trời, các loại cá như cá thu, cá hồi, dầu cá, cũng như trong trứng, sữa và nước cam. Bổ sung đủ vitamin D sẽ giúp duy trì sức khỏe tổng thể và giảm tình trạng hoa mắt chóng mặt.
Những loại thực phẩm cần hạn chế khi thường xuyên bị chóng mặt
Khi bạn thường xuyên bị chóng mặt, cần hạn chế một số loại thực phẩm sau:
Cafe, rượu bia, đồ uống có cồn
Caffeine có trong cà phê và cồn trong rượu bia đều là những chất kích thích thần kinh, có thể làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu và làm tình chóng mặt càng trầm trọng hơn.
Thực phẩm nhiều đường
Việc ăn quá nhiều đường có thể góp phần vào tình trạng hoa mắt và chóng mặt. Khuyến cáo từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ là nữ giới nên tiêu thụ tối đa 6 muỗng cafe đường mỗi ngày, nam giới là 9 muỗng cafe đường. Cân bằng lượng đường trong cơ thể bằng cách sử dụng sữa không đường hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
Nicotine
Thuốc lá chứa nicotine, một chất có thể gây đau đầu chóng mặt và cản trở sự lưu thông máu.
Thực phẩm có hàm lượng muối cao
Tiêu thụ quá nhiều muối trong thời gian dài có thể gây hoa mắt, chóng mặt, cũng như góp phần vào các vấn đề về tim mạch và suy thận. Khuyến nghị từ các chuyên gia y tế là mỗi người nên tiêu thụ từ 2 – 3g muối mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt.
Khi bị chóng mặt nên làm gì?
Khi gặp tình trạng chóng mặt, mắt đột nhiên tối sầm bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tránh di chuyển nhiều. Nếu có thể, tìm một vị trí thoải mái để ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi. Thực hiện những hơi thở sâu và chậm để giúp cơ thể thư giãn. Tập trung vào nhịp thở và cố gắng duy trì thở đều đặn giúp cải thiện tình trạng chóng mặt.
Lưu ý khi bị chóng mặt, bạn tuyệt đối không được đứng dậy một cách đột ngột. Lúc này, bạn hãy ngồi im một thời gian và đợi cho cảm giác ổn định trước khi đứng dậy. Nếu có thể, tìm một tư thế thoải mái để nghỉ ngơi. Bạn có thể nằm nghỉ hoặc ngồi với lưng tựa vào tường đến khi cơn chóng mặt qua đi.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp hay bị chóng mặt là thiếu chất gì. Bên cạnh việc bổ sung các chất đã liệt kê, bạn cũng nên chú ý luyện tập thể dục thể thao và duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt hiệu quả.
Đáng suy ngẫm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Hoa mắt chóng mặt":
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh