Hiện nay, rối loạn tiền đình và thiếu máu não đang là hai bệnh lý phổ biến với những triệu chứng của bệnh tương đối giống nhau, nên người bệnh thường nhầm lẫn và cho rằng hai bệnh này là một. Quan điểm sai lầm này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng điều trị dứt điểm hai bệnh lý này.
Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình có lẽ không phải điều xa lạ với mọi người, khi bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi hay giới tính nào. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rối loạn tiền đình sinh ra do những tổn thương phần ốc tai, hệ thần kinh, tim mạch, huyết áp…
Khi mắc bệnh, người bệnh thường gặp các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, hoa mắt, lảo đảo, người không giữ được thăng bằng. Ở nhiều bệnh nhân còn có cảm giác đau đầu dữ dội kèm theo, mà không có lúc nào ngưng. Việc điều trị chứng bệnh này tùy thuộc vào triệu chứng xuất hiện của người bệnh, nên để xác định vị trí tổn thương, bác sĩ sẻ chia triệu chứng thành ba nhóm:
Chóng mặt, buồn nôn: Với những bệnh nhân thường xuyên gặp các dấu hiệu buồn nôn, nôn kết hợp với chóng mặt, lảo đảo sẽ được được giá tổn thương dây thần kinh ngoại biên, và xếp vào dạng rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây cũng là loại thường gặp trong nhóm các dạng rối loạn tiền đình.
Mất thị lực, ngất lịm: đây là triệu chứng gặp phải khi não không được thêm máu hoặc bị ngưng cung cấp máu, khiến huyết áp không ổn định, tụt bất ngờ gây ra hiện tượng ngất. Đây thuộc nhóm triệu chứng của rối loạn tiền đình trung ương.
Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não luôn là căn nguyên của các bệnh lý liên quan đến não bộ, trong đó có tiền đình. Cũng chính vì mối liên quan mật thiết nên người bệnh luôn nhầm lẫn giữa bệnh rối loạn tiền đình và thiếu máu não. Chứng thiếu máu não được giải thích do các tế bào thần kinh trung ương không được bơm đủ lượng máu, dưỡng chất và oxy theo yêu cầu, gây ra hàng loạt các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, choáng váng, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần…
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lý này bao gồm huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn máu não, chấn thương vùng cổ… Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài cũng là tác nhân gây ra bệnh lý này như căng thẳng kéo dài, suy nghĩ nhiều, làm việc quá sức, mất ngủ, sử dụng quá nhiều các chất kích thích…
Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Như đã trình bày ở trên, các triệu chứng của rối loạn tiền đình và thiếu máu não cơ bản đều khá giống nhau, nên người bệnh thường hay nhầm tưởng giữa bệnh nọ và bệnh kia. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp quá trình điều trị mà còn có thể nguy hiểm nếu như bệnh thiếu máu não không được phát hiện và chữa trị sớm.
Chúng ta đều biết rằng thiếu máu não là một trong những nguyên nhân ban đầu dẫn tới hiện tượng đột quỵ não, nên cần chăm sóc và xử lý sớm nhất có thể. Vì triệu chứng tương đối giống nhau, nên khi triệu chứng này kéo dài người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để có những chỉ dẫn đúng cách. Các bác sĩ sẽ dựa trên các nguyên nhân và bản chất của bệnh lý, cũng như các kết quả chiếu chụp để đưa ra kết luận cuối cùng.
Lời khuyên từ bác sĩ
Mặc dù triệu chứng của hai bệnh lý này tương đối giống nhau, nhưng khi đã xác định được chính xác bệnh của mình dựa vào nguyên nhân hoặc kết luận của bác sĩ thì người bệnh nên điều trị dứt điểm tránh những biến chứng về sau. Dù rối loạn tiền đình, hay thiếu máu não đều có thể gây ra những di chứng nặng nề cho người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh, hạn chế những chất kích thích có hại cho não bộ hay chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao. Những bài tập nhẹ nhàng, theo đúng sức khỏe của mình có thể giúp người bệnh đầy lùi được bệnh tật và nâng cao sức khỏe bản thân.
Đáng suy ngẫm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Tin hot":
Cách cải thiện hiệu quả chứng rối loạn tiền đình theo hướng dẫn của dược sĩ
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh