Y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng cây câu đằng như 1 loại dược liệu quý để điều trị các chứng bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh. Hiện nay, tại Việt Nam, tuy chưa trồng được nhưng loại dược liệu này cũng mọc dại khá nhiều. Vậy đối với y học hiện đại tác dụng thực sự của cây câu đằng như thế nào, liệu có thực sự tốt và hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin dưới đây nhé.
Ở nước ta, ngoài cây câu đằng còn có câu đằng Bắc, câu đằng bóng,… có đặc điểm hình dáng tương đối giống nhau. Vì thế, trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến cây câu đằng để tránh những sự nhầm lẫn không đáng có.
Đặc điểm nhận dạng của cây câu đằng
Cây câu đằng còn có những tên gọi khác như cây móc câu, gai móc câu, vuốt mèo,…và có tên khoa học là Uncaria sp, thuộc họ cà phê. Cây được phân bố, phát triển nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia,…
- Thân dây leo, có thể dài tới 7 – 8m.
- Lá cây mọc đối nhau, có hình trái xoan thon nhọn, phía trên nhẵn, không có lông, mặt dưới có lông. Ở nách lá có gai giống như lưỡi câu, nách lá này có 1 móc thì nách sau có 2 móc, đan xen nhau luân phiên.
- Hoa cây câu đằng được kết lại thành hình cầu, có thể kết lại hoặc mọc đơn độc ở kẽ lá và đầu cành.
- Quả có lông thưa, nang dài và dẹt, bên trong có chứa nhiều hạt có cánh.
Cây câu đằng ở nước ta chưa được trồng mà nguồn dược liệu chủ yếu vẫn đến từ tự nhiên. Cây thường mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc và tại các vùng đồi thấp như Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai,…
Bộ phận dùng của câu đằng chủ yếu nhất là phần thân dây có móc, trong đó phần có 2 móc câu sẽ tốt hơn. Ngoài ra, rễ cây cũng được sử dụng trong 1 số trường hợp khác.
Vì là cây mọc dại nên người dân miền núi thường thu hoạch vào mọi thời điểm trong năm nhưng thời điểm tốt nhất, thu hái được nhiều nhất là vào tháng 7, tháng 8 vì lúc này phần thân gai đã già, đã chuyển sang màu nâu, làm thuốc sẽ tốt hơn. Sau khi hái về sẽ cắt lấy phần đốt có gai móc câu đó và rửa sạch, phơi khô để kết hợp sử dụng trong các bài thuốc khác nhau hoặc có thể sắc lấy nước uống.
Câu đằng có tác dụng gì?
Nghiên cứu về cây câu đằng
Trong Đông y, cây câu đằng có vị ngọt, không mùi, tính hàn nên có tác dụng chính là bình can, trấn kinh, thanh nhiệt. Trẻ con giúp điều trị bệnh kinh phong, người lớn chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Lịch sử y học cổ truyền Trung Quốc cũng đã ghi chép lại việc sử dụng cây câu đằng như 1 vị thuốc quý để điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh.
Ngoài ra, ở một số nơi, người dân còn dùng câu đằng để làm nguyên liệu ăn trầu.
Theo y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hợp chất quan trọng trong cây câu đằng là IsoRhy có tác dụng dọn sạch loại protein gây bệnh cho các tế bào thần kinh ở những bệnh nhân bị Parkinson. Nhờ phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm hiệu quả điều trị thực tế bằng Tây y và Đông y kết hợp trên 47 bệnh nhân bị Parkinson có độ tuổi từ 50 đến 74 và cho kết quả cho thấy: Nhóm bệnh nhân có dùng câu đằng để điều trị cải thiện rất rõ ràng tình trạng co cứng cơ, kỹ năng giao tiếp, các triệu chứng lo âu, trầm cảm, khó ăn, chán ăn và táo bón. Đặc biệt là không ghi nhận những tác dụng phụ rõ ràng.
Nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã cho thấy: cây câu đằng giúp bảo vệ tế bào thần kinh khỏi quá trình thoái hóa, chống động kinh, giảm sự phóng điện bất thường có thể xảy ra trong các tế bào thần kinh.
Kết luận: Cây câu đằng chữa bệnh gì?
Từ những thông tin trên có thể thấy, dược liệu câu đằng có những tác dụng chính là:
- Bảo vệ thần kinh, đặc biệt là ở người lớn tuổi
- Trấn kinh, an thần, điều trị rối loạn hệ thần kinh với các triệu chứng như co giật, động kinh, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt,…
- Hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson
- Ức chế cơn trơ, làm dịu các cơn co thắt cơ trơn ở phế quản.
- Điều trị cao huyết áp
- Chữa sốt kinh phong, trúng gió, chân tay co giật ở trẻ em
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều hợp chất từ cây câu đằng có tác dụng ức chế nhẹ sự phát triển của tế bào ung thư vú. Hiện nay, thay vì sử dụng trực tiếp câu đằng, dược liệu này đã được điều chế bằng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để nâng cao hiệu quả và sự an toàn, đồng thời mang đến sự tiện lợi nhất cho người sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng câu đằng dược liệu
Mặc dù cây câu đằng có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng cần lưu ý những vấn đề chính sau đây để đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả tốt nhất:
- Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi, người đang bị huyết áp thấp, người truyền máu.
- Nếu dùng câu đằng để sắc thuốc thì không nên đun quá lâu (trên 10 phút) vì sẽ làm giảm tinh chất của vị thuốc. Khi sắc hãy sử dụng bình thủy tinh hoặc ấm sứ, không sử dụng các loại đồ dùng bằng kim loại.
- Khi đang điều trị bằng thuốc Tây, muốn dùng câu đằng nên có sự tư vấn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin tham khảo về cây câu đằng – loại dược liệu mọc dại nhưng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không khuyến khích bệnh nhân tự ý sử dụng, tốt nhất vẫn nên có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm.
Nguồn tham khảo dữ liệu:
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":
Tác Dụng Của Bưởi Bung Với Tuần Hoàn Máu, Não Bộ - TS. Cung Khắc Lược
Vũ Thị Tươi, Chứng thiểu năng tuần hoàn não được cải thiện sau khi dùng AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh