Một số trường hợp bị huyết áp cao thường có triệu chứng đổ mồ hôi nhiều. Vậy khi bị mất nước người bị cao huyết áp có nên uống nhiều nước không? Người huyết áp cao nên uống lượng nước như thế nào? Hãy cùng AZtrinao đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không?
Lượng nước trong cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp, cụ thể là:
Nếu cơ thể thiếu nước, cơ thể sẽ tự đảm bảo việc cung cấp chất lỏng qua cách giữ lại natri. Đây là tác nhân lớn gây tăng huyết áp do cơ thể bị thừa natri (muối). Sự thiếu nước của cơ thể kéo dài khiến cho các mao mạch bị co cứng, máu dần trở nên đậm đặc khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, thiếu nước cũng khiến thể tích máu giảm dần gây áp lực lên thành mạch máu dẫn đến cao huyết áp.
Trước thắc mắc người bị cao huyết áp có nên uống nhiều nước, các chuyên gia khuyến cáo, người cao huyết áp nên uống lượng nước đủ với nhu cầu cơ thể. Cung cấp đủ nước là một cách đơn giản giúp ổn định huyết áp. Và người cao huyết áp nên tuân theo những nguyên tắc uống nước riêng để ổn định chỉ số huyết áp của mình.
Những nguyên tắc khi uống nước cho người bị cao huyết áp
Thiếu nước có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu, độ đông máu, áp lực máu. Thừa nước có thể khiến lượng nước thừa bị giữ lại và khó đào thải ra ngoài, gây ảnh hưởng đến thận – một cơ quan lọc máu quan trọng trong cơ thể. Vậy nên, người bị cao huyết áp cần nắm rõ những nguyên tắc uống nước dưới đây để bổ sung nước sao cho đúng cách.
Uống đủ nước mỗi ngày
Người bị cao huyết áp nên uống đủ nước mỗi ngày để điều hòa chỉ số huyết áp của mình. Nên uống nước theo nhu cầu của cơ thể, tuy nhiên không phải chỉ khi nào cảm thấy khát nước mới uống mà nên uống nước thành nhiều lần trong ngày và uống theo từng ngụm nhỏ. Cách uống nước này giúp cơ thể mới có thể hấp thụ tốt lượng nước. Từ đó, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và chức năng tiêu hóa, giúp lưu thông máu trơn tru hơn.
Không uống nước ấm vừa
Uống nước quá nóng có thể làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Từ đó thúc đẩy nhanh sự vận hành của tuần hoàn máu làm tăng gánh nặng cho tim. Uống nước quá lạnh có thể làm mạch máu của đường tiêu hóa bị co lại gây co thắt tim và mạch máu não. Chính vì vậy, người bị cao huyết áp không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn có thể uống nước nhiệt độ bình thường hoặc ấm vừa 30-40 độ, tùy thời tiết hoặc sở thích.
Uống nhiều nước hơn sau khi tập thể dục hoặc mất nước nhiều
Cao huyết áp nên uống nhiều nước hơn sau khi tập thể dục, vận động hoặc sau khi đi ngoài trời nắng nóng, bởi lúc này cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi khiến bạn bị mất lượng lớn nước. Do đó, người bị cao huyết áp cần bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể để bù vào lượng nước bị mất đi. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các loại nước có chứa nhiều khoáng chất thay vì dùng nước tinh khiết hoàn toàn sẽ rất tốt cho người bị huyết áp cao.
Những loại nước tốt cho người bị cao huyết áp
Ngoài nước lọc tinh khiết người cao huyết áp nên bổ sung các loại nước ép trái cây, rau củ cũng rất tốt cho việc bổ sung dinh dưỡng và điều hòa huyết áp. Dưới đây là một số loại nước giúp hạ huyết áp nhanh chóng, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn của mình.
Nước ép củ cải
Củ cải đường rất giàu kali và folate giúp điều hòa huyết áp nhanh chóng. Bên cạnh đó, củ cải đường còn chứa nitrat sẽ được chuyển hóa thành nitrit ngay sau khi ăn vào. Nitrit có tác dụng làm giãn các mô khớp xương, đồng thời làm tăng tuần hoàn máu giúp giảm chỉ số huyết áp về mức an toàn. Mỗi ngày uống từ 1-2 ly nước ép củ cải đường có thể giúp người bị cao huyết áp duy trì chỉ số huyết áp ổn định.
Nước ép lựu
Trong nước ép lựu có chứa hoạt chất giúp ức chế ACE (enzyme gây tăng huyết áp) một cách tự nhiên. Do vậy, uống nước ép lựu đều đặn có thể giúp làm giảm đến 36% lượng ACE trong cơ thể. Người bị cao huyết áp mỗi ngày nên uống từ 1-2 ly nước ép lựu để điều hòa và ổn định huyết áp.
Nước ép việt quất
Nước ép việt quất có chứa chất chống oxy hóa và kháng viêm cao, do vậy chúng có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa sự phá hủy từ bên trong của các thành mạch máu. Việt quất là một trong những loại trái cây tốt cho người cao huyết áp. Ngoài ra, việt quất còn giúp mạch máu giãn nở giúp làm tăng tuần hoàn máu. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên bổ sung thêm khoảng 1-2 ly nước ép việt quất không đường để hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả.
Nước ép cần tây
Cần tây không chỉ là nguyên liệu quen thuộc dùng để chế biến nhiều món ăn ngon hàng ngày, mà đây còn là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Cần tây có chứa nhiều apigenin – một hoạt chất giúp làm giãn mạch và hạ huyết áp nhanh. Do đó, uống nước ép cần tây hàng ngày sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả đối với người bị cao huyết áp.
Trên đây là những chia sẻ của AZbrain về việc người bị cao huyết áp có nên uống nhiều nước không cũng như những loại nước uống tốt cho bệnh huyết áp cao. Ngoài các loại nước ép kể trên bạn cũng có thể bổ sung các loại sữa dành cho người cao huyết áp để cải thiện sức khỏe, ổn định huyết áp hiệu quả hơn.
Đáng suy ngẫm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp cao":
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh