Thoái hóa chất trắng là một bệnh lý nghiêm trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống mà còn cả tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy “thoái hóa chất trắng sống được bao lâu?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra, khi số lượng người mắc bệnh này ngày càng tăng. Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về chất trắng
Trước khi đi vào tìm hiểu bệnh thoái hóa chất trắng, chắc hẳn rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về chất trắng. Trong não bộ của chúng ta được cấu thành bởi hai loại chất bao gồm chất xám và chất trắng. Nếu như chất xám đại diện cho sự thông minh, sáng suốt và trí tuệ của con người, thì chất trắng có vai trò duy trì hoạt động của cơ thể.
Cụ thể, chất trắng sẽ đảm bảo vấn đề dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh, giúp não bộ hoạt động nhịp nhàng, nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, chất trắng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp và giúp cơ thể chuyển động, di chuyển, điều tiết cảm xúc, giữ thăng bằng… Với nhiệm vụ lớn lao như vậy nên loại chất này chiếm 60% trong não bộ và chất xám chỉ chiếm 40%.
Thoái hóa chất trắng là gì?
Thoái hóa chất trắng vẫn là một cái tên xa lạ với nhiều người nhưng thực tế số lượng bệnh nhân mắc căn bệnh này đang tăng dần. Bệnh không chỉ gặp ở người lớn tuổi như nhiều người vẫn nghĩ mà ngay cả với người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này. Thoái hóa chất trắng là một dạng thoái hóa não nhưng vùng tổn thương nằm ở chất trắng điển hình.
Bệnh lý này được hình thành do sự phát triển không thường của vỏ myelin – màng bọc bảo vệ quanh các sợi thần kinh, gây ra quá trình thoái hóa chất trắng. Hiện nay, những tổn thương này chưa có phương pháp y học nào có thể chữa khỏi, nên người bệnh sẽ phải chống chọi với bệnh qua từng ngày.
Triệu chứng thoái hóa chất trắng
Do chất trắng đóng vai trò thu thập và xử lý tín hiệu được truyền tải tới hệ thần kinh, nên khi bộ phận này bị tổn thương, thoái hóa, dẫn tới việc tiếp nhận và xử lý thông tin sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, tín hiệu truyền đi sẽ chậm chạp, lỗi hoặc không được truyền đi, khiến người bệnh sẽ rơi vào tình trạng như sau:
Suy giảm trí nhớ, trí tuệ
Một trong những triệu chứng thường gặp của chứng thoái hóa chất trắng chính là hiện tượng suy giảm trí nhớ, trí tuệ. Khi chất trắng không còn hoạt động theo đúng công năng mà nó được giao phó, thì khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng chính là vùng ghi nhớ của não bộ. Sự dẫn truyền tín hiệu kém dần đi, việc ghi nhớ hay chọn lọc thông tin để xử lý các tình huống xảy ra sẽ trở lên khó khăn và khó thực hiện.
Người bệnh sẽ lúc nhớ lúc quên, hoặc có những lúc lặng người và không biết mình nên làm gì, phải làm gì và đã từng làm gì. Họ có thể rơi vào trầm tư bất cứ lúc nào, việc biểu lộ tình cảm, cảm xúc hay ngôn ngữ dần trở lên khó khăn và phức tạp. Triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Suy giảm thị giác và thính giác
Không chỉ dừng lại ở nhận thức, khả năng nghe hay nhìn của người bệnh cũng ảnh hưởng rất nhiều khi mắc chứng thoái hóa chất trắng. Mắt và tai sẽ không còn nhìn hay nghe rõ như trước nữa. Ở một số bệnh nhân, họ còn cảm thấy như có một làn sương mờ trước mắt của mình, hay tiếng ù ù trong tai.
Thậm chí với những trường hợp nặng, họ còn cảm thấy khó kiểm soát khả năng nghe nhìn và chuyển động của mình. Mọi hành động trở lên khó khăn và không thể định vị được.
Di chuyển khó khăn
Như đã nói ở trên chất trắng giữ vai trò giúp cơ thể duy trì sự cân bằng, vận động của cơ thể, nên khi nồng độ chất này giảm sút, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới vấn đề di chuyển. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong vấn đề giữ thăng bằng, họ thường xuyên bị ngã đổ hoặc cảm thấy chóng mặt, không thể đứng vững.
Một vài trường hợp, người bệnh có thể mất dần khả năng đi lại và người luôn ở trong trạng thái cứng đơ. Việc cầm nắm hay di chuyển các ngón tay cũng dần trở nên khó khăn khi bệnh nặng hơn.
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa chất trắng
Mặc dù có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới bệnh lý này, nhưng theo các nghiên cứu khoa học nguyên nhân chính của bệnh thoái hóa chất trắng chính là gen và di truyền. Điều này có nghĩa là những biến đổi trong mã gen hay trong gia đình có tiền sử với những bệnh lý liên quan, thì bạn sẽ thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa chất trắng này.
Bên cạnh đó, các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cao, Parkinson, tiền sử đột quỵ, viêm mạch máu mãn tính… cũng là những nguyên nhân thứ cấp gây ra bệnh thoái hóa chất trắng này.
Thoái hóa chất trắng sống được bao lâu?
Tương tự như các bệnh lý liên quan đến não bộ khác, thời gian sống của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tổn thưởng của chất trắng và độ tuổi của người bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung thoái hóa chất trắng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh lý liên quan đến chất dẫn truyền trong não bộ, bởi những tổn thương này không có cách nào hồi phục hay khắc phục.
Theo thống kê, với những người trưởng thành có thể sống được 10-12 năm sau khi mắc bệnh còn với trẻ em độ tuổi này giảm xuống chỉ từ 2-8 năm, tùy theo mức độ của bệnh lý. Đây là một bệnh rất nguy hiểm bởi lẽ nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh sẽ mất dần khả năng sinh tồn như đi lại, nói chuyện, trí nhớ, nhận thức… một cách nhanh chóng nếu như không có sự can thiệp của thuốc.
Điều trị chứng thoái hóa chất trắng
Hiện nay, việc điều trị chứng thoái hóa chất trắng vẫn còn khá khó khăn và phức tạp khi không có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý cho dù có can thiệp bằng phẫu thuật. Cách duy nhất trong phác đồ điều trị bệnh này chính là sử dụng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc này phần lớn chỉ làm giảm hoặc ức chế quá trình phát triển của bệnh cũng như hạn chế những triệu chứng của bệnh. Chính vì vậy, người bệnh sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc trong suốt quãng đời còn lại của mình.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hợp lý để duy trì tình trạng bệnh ở mức tốt nhất:
- Hạn chế sử dụng những đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ làm tăng lượng cholesterol, khiến bệnh phát triển nhanh hơn
- Hãy duy trì việc luyện tập thể dục cũng như những bài tập kích thích sự phát triển hệ thần kinh cũng như trí nhớ như nhìn vật đoán tên, chơi cờ, chơi bài…
- Bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của não bộ như vitamin nhóm B, omega 3…
- Hạn chế hoặc không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác
Thoái hóa chất trắng là một bệnh lý hiếm gặp nhưng có thể mắc ở mọi lứa tuổi cũng như có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh chưa có phương hướng điều trị dứt điểm, nên bạn hãy cố gắng xây dựng cho mình một thói quen lành mạnh, chế độ sinh hoạt khoa học nhằm tăng cường sức khỏe cho bản thân.
Đáng suy ngẫm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Thoái hóa não":
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh