Thiếu máu não là hiện tượng không đủ máu lưu thông lên não, ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh trung ương và có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong. Do đó, cần có những biện pháp khắc phục thiếu máu não hiệu quả. Theo các nghiên cứu thì tư thế ngủ là một trong những yếu tố góp phần làm cải thiện thìn trạng này. Vậy những tư thế ngủ cho người thiếu máu não như thế nào là phù hợp?
Vì sao cần điều chỉnh tư thế ngủ cho người thiếu máu não?
Khi ngủ, cơ thể có hoạt động đào thải các chất độc hại, giúp cơ thể phục hồi. Khi đó, tư thế ngủ đóng vai trò quan trọng, giúp tăng cường hiệu quả cải thiện chức năng thần kinh và tăng cường lưu thông máu, giúp người bệnh thiếu máu não có thể nhanh chóng hồi phục.
Chính vì vậy, việc ngủ sai tư thế có thể gây ra tác dụng ngược lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh. Khi đó, quá trình lưu thông máu bị gián đoạn, mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến giảm tuần hoàn khí huyết và làm tình trạng thiếu máu não nghiêm trọng hơn.
Tư thế ngủ cho người thiếu mãu não nhanh hồi phục
Để giúp máu lưu thông tốt hơn, người bệnh thiếu máu não có thể lựa chọn 1 trong 2 hoặc kết hợp cả hai tư thế ngủ sau:
Tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng giúp giảm được tình trạng đau lưng hay các vấn đề cột sống, do đó đây là tư thế được nhiều người lớn tuổi ưa thích. Đồng thời, đây cũng là tư thế phù hợp với những người bị thiếu máu não bởi nó mang lại những lợi ích như:
Hạn chế được chứng ngưng thở khi ngủ: Khi nằm ngửa, lưỡi dễ bị tụt vào cổ họng, tạo ra vật cản và dẫn đến tình trạng ngủ ngáy. Còn khi nằm nghiêng thì đường thở vẫn mở nên sẽ thở dễ dàng hơn. Chính vì vậy, những trường hợp rối loạn hô hấp nghiêm trọng hay mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thường được bác sĩ khuyến cáo nên nằm nghiêng khi ngủ để làm giảm các triệu chứng.
Tăng cường, cải thiện chức năng não bộ: Khi ngủ thì khả năng loại bỏ chất thải của não bộ trở nên mạnh mẽ hơn. Theo nhiều nghiên cứu thì tư thế ngủ có thể tác động đến hoạt động này và khi nằm nghiêng sẽ hỗ trợ việc đào thải tốt hơn.
Với tư thế nằm nghiêng thì nhiều người băn khoăn việc nên nằm nghiêng bên trái hay bên phải. Vấn đề này sẽ còn phù thuộc vào tình trạng sức khoẻ. Nằm nghiêng bên trái sẽ phù hợp với những người bị trào ngược dạ dày thực quản và phụ nữ mang thai do nó hạn chế các tác động xấu đến mạch máu và ổ bụng, cải thiện lưu thông máu và hạn chế thiếu máu cục bộ.
Tuy nhiên, việc nằm nghiêng bên trái lại gây khó chịu cho những người mắc suy tim do đó người bệnh sẽ thường được chỉ định nằm nghiêng về bên phải.
Tư thế nằm ngửa
Với những trường hợp không thích ngủ ở tư thế nằm nghiêng hoặc khi nằm ở tư thế này khó đi vào giấc ngủ thì có thể chọn tư thế nằm ngửa. Đây cũng là một trong các tư thế ngủ cho người thiếu máu não. Ngoài ra, nó còn phù hợp với những người bị đau nhức vai. Việc nằm ngửa sẽ giúp cột sống thẳng hơn và phân bố trọng lực trên cơ thể đều hơn, giúp ngăn những cơn đau lưng, cổ.
Khi nằm ngửa, cơ bắp và thần kinh được nghỉ ngơi tối đa, khí huyết lưu thông tốt hơn và não cũng sẽ được cung cấp đủ máu và oxy. Tuy nhiên, như đã trình bày, đây là tư thể không được khuyến khích với những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Những lưu ý khi xây dựng tư thế ngủ cho người thiếu máu não
Để có giấc ngủ tốt nhất thì ngoài lựa chọn tư thể ngủ thì cần chọn gối và đệm phù hợp:
- Nên chọn loại đệm không quá cứng và cũng không quá mềm, đủ để các bộ phận nặng trên cơ thể có thể chìm sâu vào đệm nhưng cũng đủ vững để tránh gây lệch cột sống.
- Cần chú trọng khi chọn chất lượng gối để giảm áp lực mao mạch vùng cổ, giúp người bệnh có giấc ngủ tốt hơn. Gối làm từ bông vải hay cao su non sẽ là gợi ý phù hợp.
- Không nên đặt gối quá cao bởi có thể hạn chế quá trình lưu thông máu, gây mệt mỏi và đau cứng cổ sau khi thức dậy. Tuy nhiên cũng không nên đặt gối quá thấp vì khiến vùng cổ kém thư giãn và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Bên cạnh việc lựa chọn tư thể ngủ cho người thiếu máu não thì người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau để cải thiện bệnh tốt hơn:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Cần nắm bắt được thiếu máu não nên ăn gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày với các bài tập như massage, yoga trị thiếu máu não, thiền,…
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng kéo dài
- Cần thăm khám thường xuyên để kiểm tra sức khoẻ bản thân và tuân theo các chỉ định của bác sĩ
Trên đây là những gợi ý về tư thế ngủ cho người thiếu máu não. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được tư thế ngủ phù hợp cho bản thân để cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất.
Đáng suy ngẫm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Thiếu Máu Não":
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh