Rối loạn tiền đình là một trong những bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ. Tuy nhiên, gần đây có rất nhiều trẻ em gặp các triệu chứng về căn bệnh này. Không những ảnh hưởng tới sức khỏe, mà chúng còn khiến trẻ mất tập trung trong học tập. Vì vậy, hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em.
Rối loạn tiền đình ở trẻ em là gì?
Rối loạn tiền đình là một bệnh lý quen thuộc và thường gặp ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, và có thể là tác nhân dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng khác. Đáng lo ngại, khi gần đây chứng bệnh này đang xuất hiện nhiều hơn ở lứa tuổi trẻ nhỏ, còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Không chỉ khiến sức khỏe của trẻ giảm sút mà còn khiến quá trình học tập của trẻ cũng ảnh hưởng lớn. Tương tự như với rối loạn tiền đình ở người già, trẻ nhỏ cũng phải trải qua những triệu chứng như vậy. Tuy nhiên, trẻ thường thiếu nhận biết, xác định hay phòng tránh cho mình, nên những biến chứng gặp phải có thể nặng nề và khó chữa trị hơn rất nhiều.
Biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiền đình
Việc xác định chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em thường khó và phức tạp hơn so với người lớn bởi những dấu hiệu nhận biết thường bị nhầm lẫn với chứng thiếu máu não hoặc thiểu năng tuần hoàn não. Chính vì vậy việc chữa trị thường sai lệch và khó khăn để chữa dứt điểm. Lâu ngày chứng rối loạn tiền đình trở lên mãn và có thể tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng trực tiếp tới việc học hành cũng như sinh hoạt hằng ngày của con.
Trẻ thường xuyên cảm thấy chóng mặt, nhất là khi vừa ngủ dậy vào buổi sáng sớm. Hiện tượng này lúc đầu có thể chỉ chóng mặt thoáng qua và có nhiều trẻ không quá chú ý. Tuy nhiên, khi xuất hiện trong thời gian dài và không được xử lý, bệnh sẽ nặng kéo theo triệu chứng này cũng ngày càng tái đi tái lại nhiều lần với thời gian lâu hơn.
Trẻ có thể xuất hiện triệu chứng mất thăng bằng, ngay cả khi đứng im. Điều này khá dễ nhận thấy nếu quan sát sẽ thấy trẻ thường xuyên bị té ngã do mất thăng bằng, hoặc gặp khó khăn trong các sinh hoạt vận động tại trường lớp trong việc giữ thăng bằng trên mọi địa thể. Trẻ sẽ không còn duy trì được khả năng thăng bằng của mình dù trong một thời gian ngắn.
Thị giác và thính giác kém dần cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết của chứng rối loạn tiền đình ở trẻ nhỏ. Khả năng nghe nhìn của trẻ sẽ kém dần đi, cho dù không phải xuất hiện thường xuyên nhưng thỉnh thoảng trẻ lại có cảm giác như mất khả năng nghe nhìn, tai có thể bị ù và nghe như có tiếng vò vẽ bên tai. Triệu chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em này khá giống với người lớn.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiền đình
Tương tự như chứng rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này đều đến từ nhóm bệnh lý và nhóm nguyên nhân khác.
Nhóm nguyên nhân bệnh lý
Thường những bệnh như viêm tai giữa, tim mạch, thiếu máu, viêm màng não, chấn thương phần đầu… là những bệnh chính gây ra rối loạn tiền đình ở trẻ em. Khi nguyên nhân đến từ yếu tố bệnh lý, chứng rối loạn tiền đình sẽ dễ xác định hơn so với các nguyên nhân khác, vì được thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, việc điều trị dựa trên các tiền sử bệnh lý cũng không phải điều dễ dàng, nhất là với đối tượng là trẻ em.
Nhóm nguyên nhân khác
Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
Đây thường là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng rối loạn tiền đình ở trẻ em. Trẻ em ở trong lứa tuổi đến trường thương đối diện với rất nhiều áp lực đến từ việc học tập và gia đình. Ở lứa tuổi này phần lớn các em chưa biết các dung hòa và giải phóng những áp lực đó. Lâu ngày trở thành bệnh lúc nào không hay.
Trẻ sẽ cảm thấy đau đầu chóng mặt hoặc đôi khi hoa mắt khi học tập quá nhiều. hơn nữa, trong lứa tuổi dậy thì tâm lý của trẻ cũng thay đổi. Căng thẳng quá mức sẽ khiến cơ thể tự sản sinh ra hoạt chất cortisol gây hại cho hệ thần kinh, mà cụ thể là bộ phần tiền đình rất dễ bị tổn thương.
Lười vận động, luôn ở trong phòng kín
Nếu như trẻ em xưa yêu thích các hoạt động ngoài trời, thì ngày nay chứng chỉ giam mình trong không gian riêng của mình, và làm bạn với những chiếc ipad và điện thoại. Điều này không những có hại cho việc phát triển thể chất của trẻ, mà còn gia tăng nguy cơ rơi vào bệnh lý tiền đình khó chữa trị. Khi dành quá nhiều thời gian trong phòng kín, khi bước ra môi trường ngoài cơ thể chữa thể kịp làm quen, sẽ sinh ra hiện tượng hoa mắt, hay chóng mặt.
Ngoài ra, việc lười vận động cũng dẫn tới cơ thể chậm chuyển hóa, và các hormone tăng trưởng cũng vì thế mà chậm gia tăng. Khi trẻ không vận động, bộ phận tiền đình trong cơ thể sẽ không được kích hoạt và đương nhiên việc đưa ra các tín hiệu lỗi sẽ lặp đi lặp lại.
Điều trị và phòng tránh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Việc điều trị chứng bệnh này ở trẻ em có sự khác biệt với người lớn. Nếu như người lớn tập trung vào việc điều trị triệu chứng bằng phương pháp đông y hay tây y thì với trẻ em, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tập trung vào việc xử lý nguyên nhân của vấn đề. Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rối loạn tiền đình ở trẻ em đến từ chính lối sống sinh hoạt và tâm lý của các em thay vì bệnh lý như người lớn, vì vậy việc thay đổi những thói quen cũng là phương pháp điều trị và phòng tránh tốt cho trẻ.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng và đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Với trẻ em, chế độ dinh dưỡng quyết định lớn tới sự phát triển của trẻ. Một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất phù hợp với từng lứa tuổi sẽ giúp sẽ phát triển một cách bình thường về cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ có thể bổ sung cho trẻ những món ăn giàu dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh não bộ như vitamin nhóm B, các loại cá giàu omega 3 giúp trẻ phát triển trí não.
Bên cạnh đó, trẻ thường rất lười uống nước do mải chơi vì vậy việc đốc thúc trẻ uống đủ 2 lít nước/ngày bao gồm cả nước canh, sữa, nước lọc sẽ đảm bảo việc cơ thể được cung cấp đủ lượng nước yêu cầu. Việc đủ nước cũng giúp trẻ cải thiện được chứng rối loạn tiền đình rất nhiều.
Tăng cường vận động, hoạt động ngoài trời
Thay vì ngồi cả ngày trong phòng, bạn hãy cố gắng đốc thúc trẻ vận động bằng các trò chơi ngoài trời thú vị. Những trò chơi này không những giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mặt thể chất, mà còn giúp trẻ có cơ hội được tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Hít thở một bầu không khí thoáng đãng chắc chắn sẽ tốt hơn lượng không khí tồn đọng trong phòng kín.
Ngoài ra, khi trẻ tham gia các trò chơi giữ thăng bằng sẽ giúp cải thiện chức năng của não bộ, nhất là bộ máy tiền đình. Từ đó, giúp đẩy lùi bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Vận động cũng là một trong những cách hiệu quả giúp trẻ giải phóng năng lượng, thoát khỏi những căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình học tập. Từ đó giúp trẻ được thư giãn một cách hoàn toàn về cả đầu óc lẫn thể chất.
Rối loạn tiền đình ở trẻ em ngày càng phổ biến khi trẻ ngày càng lười vận động cũng như chịu quá nhiều áp lực trong học tập. Vì vậy, hy vọng bài viết trên giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh lý và phòng ngừa chứng bệnh này xảy ra ở con mình.
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Rối Loạn Tiền Đình":
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh