Tăng huyết áp khi mang thai cầu cứu cách giảm huyết áp hiệu quả an toàn sau đây

Ngày đăng: 12/07/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Thời gian mang bầu là thời gian vô cùng nhạy cảm với các mẹ bởi bất cứ yếu tố sức khỏe nào dù nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới mẹ và bé, đặc biệt là chứng huyết áp cao. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, AZtrinao sẽ mách nhỏ 6 cách giảm huyết cao khi mang thai cho các bà bầu đơn giản ngay tại nhà.

Huyết áp cao khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp cao là một bệnh lý nguy hiểm với bất cứ ai, đặc biệt là các bà bầu. Thông thường khi mang thai tuần 20, các mẹ bầu sẽ tăng dần huyết áp và có thể giảm dần sau sinh 2-3 tuần. Tuy nhiên, nhiều mẹ gặp tình trạng này ngay từ thời gian đầu mang thai và kéo dài liên tục trong suốt thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Tăng nguy cơ tiền sản giật

Một trong những nỗi “ám ảnh” của các mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai chính là nguy cơ tiền sản giật. Theo thống kê của các chuyên gia, 25% mẹ bầu mắc huyết áp cao bị tiền sản giật, và 6% trong số đó bị tử vong khi sinh. Đây là những con số cảnh báo nguy cơ nguy hiểm của triệu chứng này. Không chỉ nguy hiểm tới tính mạng của mẹ, mà ngay cả em bé trong bụng cũng có thể chịu ảnh hưởng nếu như mẹ bị tiền sản giật.

Huyết áp cao ở phụ nữ mang bầu rất nguy hiểm
Huyết áp cao ở phụ nữ mang bầu rất nguy hiểm

Thai chậm phát triển hoặc thai lưu

Với những mẹ có dấu hiệu huyết áp cao đột ngột trong suốt quá trình mang thai cần được sự chăm sóc y tế sát sao bởi nó có thể khiến em bé trong bụng phát triển không bình thường. Huyết áp tăng dẫn đến lượng máu, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé bị giảm sút khiến bé chậm phát triển, trong những trường hợp nặng hơn, thai nhi có thể bị chết lưu trong bụng mẹ.

Gia tăng nguy cơ sinh sớm

Khi mẹ có huyết áp không ổn định sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ, và dẫn tới việc dọa sinh non sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Với những mẹ huyết áp cao, khi sinh non sẽ rất nguy hiểm bởi có thể khó cầm máu, phục hồi kém, thai nhi kém khỏe mạnh.

Gặp các biến chứng sau sinh

Không những ảnh hưởng trong quá trình thai kỳ, nhiều mẹ sau sinh vẫn phải chịu đựng chứng huyết áp cao và có thể theo mẹ cả phần đời còn lại. Chứng bệnh này sẽ trở thành mãn tính và khó khăn cho mẹ trong những lần sinh nở tiếp theo. Thậm chí, với những trường hợp nặng, mẹ có thể phải can thiệp y tế như sử dụng thuốc để kiềm chế cơn huyết áp cao của mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Huyết áp cao có thể tăng thêm nguy biến chứng sau sinh
Huyết áp cao có thể tăng thêm nguy biến chứng sau sinh

Top 6 cách giảm huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp thai kỳ không còn là thuật ngữ quá xa lạ với các mẹ bầu, nhưng đây thực sự là nỗi sợ hãi bởi nó mang đến rất nhiều nguy cơ và biến chứng trong quá trình mang thai cũng như hậu sản. Vì vậy làm gì khi bà bầu bị huyết áp cao, hãy cố gắng thực hiện nghiêm túc theo một vài hướng dẫn dưới đây.

Chế độ ăn nhạt nên được áp dụng trong các bữa ăn

Muối chính là “khắc tinh” của chứng huyết áp cao đó là lý do vì sao người huyết áp cao không nên ăn mặn. Những mẹ bầu huyết áp cao nên cố gắng thay đổi thói quen ăn uống bằng cách giảm lượng muối trong các món ăn của mình. Có thể thời gian đầu ăn nhạt sẽ cảm thấy không quen, khó ăn khiến mẹ luôn cảm thấy nhạt miệng hoặc buồn nôn vì điều đó. Do đó, thay vì giảm ngay lượng muối, mẹ nên giảm từ từ trong các món ăn, hoặc tích cực ăn những món luộc thay vì xào nấu nhiều dầu mỡ.

Chế độ ăn ít muối sẽ giúp hạ huyết áp cho bà bầu
Chế độ ăn ít muối sẽ giúp hạ huyết áp cho bà bầu

Những đồ ăn có quá nhiều chất bảo quản, chế biến sẵn hay nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch của mẹ, và cũng vô hình chung thúc đẩy việc tăng huyết áp diễn ra thường xuyên hơn.

Bổ sung chất xơ và kali trong chế độ ăn

Bên cạnh việc ăn nhiều rau xanh giúp mẹ hạn chế việc táo bón trong suốt thai kỳ, mẹ cũng nên bổ sung chất xơ thông qua các loại hạt ngũ cốc. Các loại vitamin và chất dinh dưỡng có trong các hạt như óc chó, macca, điều… rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi cũng như hệ tim mạch của mẹ. Thay vì ăn quá nhiều tinh bột gây tăng huyết áp khi mang thai, mẹ có thể xen kẽ các bữa hạt trong các bữa ăn phụ giúp mẹ chống đói mà rất tốt cho sức khỏe.

Nếu cảm thấy việc ăn hạt ngũ cốc hơi khó ăn, mẹ có thể trộn cùng sữa chua hoặc ăn cùng hoa quả khác, đặc biệt là chuối. Trong mỗi trái chuối có hàm lượng kali rất cao, giúp cân bằng các chất trong cơ thể và giảm các căng thẳng thần kinh, giúp mẹ thoải mái trong thai kỳ của mình. Theo các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu nên ăn ít nhất 3 trái chuối mỗi ngày, để đảm bảo lượng kali cần thiết cho cơ thể.

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

Ngoài việc tìm hiểu huyết áp cao nên ăn gì thì việc tham gia một chút vào vận động cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng này mà còn củng cố sức khỏe trong suốt quá trình mang thai.

Hạn chế những vận động mạnh, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc các mẹ dừng các hoạt động vận động. Việc không hoặc ít vận động cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của mẹ và bé, gia tăng nguy cơ béo phì, tim mạch và tăng áp huyết ở phụ nữ có thai.

Tập luyện yoga giúp huyết áp ổn định và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu
Tập luyện yoga giúp huyết áp ổn định và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu

Hơn nữa, việc tập luyện các môn thể thao vừa sức, nhẹ nhàng như yoga không những giúp mẹ cải thiện tuần hoàn máu, tốt cho hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ mẹ rất nhiều trong việc sinh nở sau này. Các thống kê đã chỉ ra rằng, những bà mẹ có thói quen tập luyện thể dục thể thao trong quá trình mang thai đạt khả năng sinh thường và hồi phục nhanh hơn những bà mẹ ít vận động. Tuy nhiên, việc tập luyện cần phải được tham vấn ý kiến bác sĩ và sức khỏe của mẹ và bé.

Hạn chế những căng thẳng, mệt mỏi

Mệt mỏi, căng thẳng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng huyết áp. Vì vậy, trong quá trình mang thai, điều tốt nhất mẹ nên làm là dành thời gian tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn thay vì cố gắng làm việc, chịu nhiều áp lực hay căng thẳng thần kinh. Điều này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới huyết áp và có thể gây hư thai vô cùng nguy hiểm.

Mẹ có thể giải tỏa thần kinh của mình sau mỗi ngày dài hoặc trước khi đi ngủ bằng những bài nhạc nhẹ nhàng, du dương, hay một vài quyển sách về chăm con giúp gắn kết hơn giữa mẹ và bé trong bụng.

Nói “không” với các loại chất kích thích

Với mẹ bầu việc sử dụng các chất kích là điều nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên sử dụng, nhất là với những người bắt đầu có dấu hiệu tăng huyết áp. Chất kích thích như bia, rượu, cafe… sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu không ổn định có thể quá nhiều hoặc quá ít, dẫn tới bé cũng không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các bà mẹ có tiền sử sử dụng rượu bia sẽ có tỷ lệ sinh non, con chậm phát triển hoặc hậu sản lớn hơn so với những mẹ không sử dụng.

Bà bầu không nên sử dụng chất kích thích
Bà bầu không nên sử dụng chất kích thích

Kiểm soát cân nặng trong suốt quá trình mang thai

Cân nặng của mẹ và bé là những chỉ số quan trọng quyết định xem tình hình sức khỏe và phát triển trong quá trình mang thai như thế nào. Với những mẹ được chuẩn đoán bị huyết áp cao, mẹ nên kiểm soát cân nặng của mình, không để tăng cân quá nhiều, bởi nó sẽ làm cho việc huyết áp cao ngày càng nguy hiểm và gây nhiều biến chứng.

Hơn nữa, việc tăng cân không kiểm soát cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, tim mạch. Vì vậy, hạn chế tăng cân quá nhiều sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế tăng huyết áp.

Mang thai là thời điểm quan trọng với người phụ nữ, vì vậy mẹ cố gắng thực hiện theo một vài gợi ý ở trên để cải thiện tình trạng huyết áp cao cũng như tránh những biến chứng không mong muốn trong quá trình thai kỳ.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn