Huyết áp cao ăn tôm được không là thắc mắc của nhiều người mắc phải căn bệnh này. Tôm là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng, nhưng liệu nó có phù hợp với người cao huyết áp hay không? Hiểu về thành phần dinh dưỡng cũng tác dụng của tôm với sức khỏe người cao huyết áp trước khi chế biến và ăn thực phẩm này là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng trong tôm và tác dụng với sức khỏe
Tôm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số thành phần dinh dưỡng và hàm lượng trong 100 g tôm nấu chín:
- Protein: chiếm tới 24g. Hàm lượng protein cao là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, giúp xây dựng và bảo vệ các mô cơ bắp, da, tóc và móng.
- Chất béo: khoảng 0,3 g, chủ yếu là chất béo không no, có lợi cho tim mạch. Tôm cũng có chứa omega-3, một loại axit béo thiết yếu, có vai trò trong việc giảm viêm, hạ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
- Cholesterol: khoảng 189 mg, được cho là khá cao, gồm cả cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL).
- Vitamin và khoáng chất: vitamin B12, niacin, sắt, kẽm, phốt pho và iốt,… Các vitamin và khoáng chất đa dạng này đóng vai trò trong việc duy trì chức năng thần kinh, tạo máu, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường xương và tuyến giáp.
Huyết áp cao có nên ăn tôm không?
Trước đây, người ta cho rằng cholesterol có hại cho sức khỏe, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy không phải toàn bộ cholesterol gây hại. Có hai loại cholesterol: cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL). Cholesterol tốt giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bao gồm huyết áp cao.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, 100g tôm chứa 189mg cholesterol. Tuy nhiên, ăn tôm không chỉ làm tăng mức cholesterol xấu (LDL), mà còn tăng mức cholesterol tốt (HDL), đồng thời cân bằng tác động tiêu cực của cholesterol xấu. Vì vậy, tôm được xem là thực phẩm tốt cho tim mạch và không làm tăng nguy cơ huyết áp cao.
Thực phẩm có hàm lượng chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL). Tuy nhiên, trong 100g tôm chỉ có ít hơn 0,3g chất béo, đa phần là chất béo không bão hòa. Do đó, ăn tôm không gây tăng cholesterol xấu (LDL).
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) ghi tôm là một thực phẩm có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, nếu không chiên. Axit béo omega-3 trong tôm cũng có lợi cho tim mạch và các chức năng khác.
Vì vậy, người bị huyết áp cao nếu ăn tôm đúng cách có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Ăn tôm cũng có thể cải thiện chức năng động mạch và giảm viêm trong cơ thể, hai yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Người bị huyết áp cao ăn tôm thế nào cho đúng?
Huyết áp cao nên ăn gì nói chung hay người bị huyết áp cao ăn tôm như nào cho đúng nói riêng đều là những thông tin được quan tâm đặc biệt. Tôm có lợi cho người bệnh huyết áp cao, nhưng không phải ai cũng có thể ăn tôm thoải mái. Một số người có thể bị dị ứng với tôm. Ngoài ra, tôm cũng có chứa nhiều purin, một loại chất gây ra acid uric trong máu. Acid uric cao có thể gây ra gout, một loại viêm khớp đau nhức.
Vì vậy, người cao huyết áp khi ăn tôm cần lưu ý một số điều sau:
- Chỉ nên ăn vừa phải, khoảng 100-150 g tôm mỗi tuần.
- Nên chọn những con tôm sạch, không chứa chất bảo quản hay chất kích thích.
- Chế biến tôm theo các cách đơn giản như luộc, hấp, nướng hoặc xào với rau củ, tránh chiên rán hay ăn kèm với các loại gia vị mặn, cay hoặc ngọt.
- Nếu đang bị huyết áp cao kèm thừa acid uric máu bạn nên kiêng ăn tôm và điều chỉnh chế độ ăn để hạ acid uric trước để tránh bệnh chồng bệnh.
Ngoài việc ăn tôm đúng cách, người cao huyết áp cũng nên tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng khác như ăn đa dạng các loại thực phẩm, giảm lượng muối và đường trong bữa ăn, uống đủ nước và tránh rượu bia. Đồng thời, cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh, vận động thường xuyên và kiểm tra huyết áp định kỳ.
Huyết áp cao là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay suy thận. Vì vậy, việc kiểm soát huyết áp là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Tôm là một loại thực phẩm người bị cao huyết áp nên bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày, nhưng cần phải ăn với mức độ hợp lý và cách chế biến phù hợp.
Một trong những cách điều trị huyết áp cao tại nhà hữu ích đó là điều chỉnh ăn uống. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của bạn về việc huyết áp cao có ăn được tôm không, cũng như biết cách ăn, chế biến thực phẩm này một cách an toàn.
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh