Mất ngủ khi mang thai là một hiện tượng khá dễ gặp gây ảnh hưởng cho cả sức khỏe mẹ và bé. Đây thường là do sinh lý gây lên và không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài, đặc biệt là ba tháng cuối, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ chỉ bạn những bí quyết chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối.
Bà bầu 3 tháng cuối mất ngủ như thế nào?
Phần lớn các bà bầu khi mang thai đều gặp hiện tượng mất ngủ ít nhất một lần do nội tiết tố thay đổi đột ngột. Tình trạng này sẽ thuyên giảm dần dần khi mẹ bắt đầu quen dần với hành trình mang thai – tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, sau đó khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, chứng mất ngủ lại quay lại và hành hạ các mẹ bầu.
Tương tự như triệu chứng của chứng mất ngủ thông thường gặp ở những đối tượng khác, mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ trằn trọc, thức dậy nửa đêm… Vì vậy khi thức dậy vào sáng hôm sau mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, người không tỉnh táo thiếu sức sống. Thậm chí khi chứng mất ngủ kéo dài nhiều ngày liền mẹ có thể gặp căng thẳng, khó chịu, người bứt rứt và dễ nổi nóng.
Nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ của mẹ bầu ba tháng cuối
Nếu như tác nhân chính gây ra hiện tượng mất ngủ trong ba tháng đầu là sự thay đổi đột ngột nội tiết tố để phù hợp với quá trình mang thai, khó ngủ khi mang thai ba tháng cuối lại đến từ những thay đổi trong chính người mẹ.
Vùng bụng to và nặng nề hơn vào những tháng cuối
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mất ngủ ở mẹ bầu trong giai đoạn này chính là bé phát triển nhanh và toàn diện để sẵn sàng chào đời. Trong thời điểm này, cân nặng của bé đã đạt tới hơn 2kg chưa bao gồm nước ối. Chính điều này đã làm tăng kích thước vùng bụng cũng như tăng thêm sức ép xuống phần xương chậu và lưng khiến mẹ bầu di chuyển khó khăn và nằm ngủ cũng trở thành những nỗi ám ảnh.
Trong ba tháng cuối với các mẹ có lẽ là hành trình vất vả nhất, khi mọi thứ trở lên dồn dập và mệt mỏi hơn. Việc ngủ xuyên giấc hay ngủ ngon là điều khó khăn và chỉ là ước mơ với các bà mẹ. Bụng to khiến mẹ không thể trở mình một cách nhanh chóng, thậm chí là cần người giúp đỡ.
Mẹ thường xuyên đi vệ sinh vào ban đêm nhiều hơn
Vào những tháng cuối của thai kỳ, kích thước của em bé thay đổi đáng kể để chuẩn bị cho sự chào đời của mình, và điều này đồng nghĩa với việc sự chèn ép lên các bộ phận trong cơ thể người mẹ nhiều hơn. Theo như các nghiên cứu, thận và gan của người mẹ phải tăng 20% công suất làm việc để đáp ứng cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Cùng với đó là sự chèn ép của thai nhi khiến mẹ thường muốn đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm.
Trên thực tế, đây là biểu hiện sinh lý thường gặp và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc đi vệ sinh quá nhiều khiến giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng và không thể ngủ trọn giấc vào ban đêm.
Những cơn chuột rút xuất hiện nhiều hơn và lâu hơn
Như đã trình bày ở trên, giai đoạn ba tháng cuối là giai đoạn nước rút để chuẩn bị cho em bé chào đời, nên thời điểm này là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ về cân nặng và hình thể. Do đó, ở thời điểm này bé cần lượng dưỡng chất đầy đủ và dồi dào. Nếu mẹ bầu không bổ sung đầy đủ, bé sẽ tự động “rút” canxi từ chính cơ thể của mẹ để hoàn thiện bản thân. Vì vậy, ở những tháng cuối của thai kỳ với những mẹ thiếu chất hay không bổ sung thêm canxi sẽ gặp hiện tượng chuột rút vào ban đêm vô cùng đau đớn.
Đây cũng chính là nguyên nhân thứ chính gây lên chứng mất ngủ ở mẹ bầu. Những cơn chuột rút này có thể kéo dài từ 15 phút tới 30 phút tùy theo kinh nghiệm xử lý của mẹ. Đôi khi, mẹ có thể gặp cơn co rút bắp chân từ 2-3 lần trong vòng một đêm, khiến mẹ không thể nào ngủ ngon giấc.
Tâm lý căng thẳng lo lắng
Dù rằng là lần đầu hay lần thứ hai mang thai, người mẹ vẫn không thể tránh khỏi những lo lắng, căng thẳng trong những tháng cuối với vấn nhiều điều như con mình có ra đời bình an, bé có khỏe mạnh, việc sinh nở có đau đớn, liệu mình có làm được không… 1001 câu hỏi được đặt ra trong giai đoạn này từ việc chăm con, sinh con cho đến sức khỏe của bản thân và con…
Chính những câu hỏi đó luôn đặt ra trong đầu người mẹ, khiến họ gặp khó khăn trong việc ngủ ngon giấc. Thậm chí nhiều mẹ còn rơi vào trạng thái rối loạn lo âu hay trầm cảm nhẹ trong thời điểm nhạy cảm này.
Bí quyết chữa mất ngủ cho mẹ bầu ba tháng cuối
Mẹ mất ngủ quá nhiều trong giai đoạn mang thai, nhất là ba tháng cuối sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, hay nói cách khác mẹ bầu mất ngủ sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Với những bà mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc sẽ khó có khả năng sinh thường hơn những người khác và đứa bé khi sinh ra cũng chậm phát triển hơn. Do đó, để cải thiện tình trạng này, mẹ nên cố gắng tuân thủ theo một số yêu cầu sau đây:
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất phong phú trong các bữa ăn
Chứng mất ngủ ở mẹ bầu chủ yếu là sinh lý nhưng khiến mẹ rất mệt mỏi và không thể can thiệp bằng các loại thuốc an thần vì vậy cách tốt nhất chính là ăn uống. Mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất vitamin nhóm B – có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện giấc ngủ. Những thực phẩm có tính an thần, mang đến giấc ngủ sinh lý an toàn như tâm sen, lạc tiên… Tuy nhiên, mẹ cũng không nên dùng quá nhiều mà chỉ nên kết hợp vào trong món ăn hằng ngày.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Với những mẹ thường xuyên gặp trạng thái thiếu ngủ, khó ngủ nên đi ngủ sớm thay vì thức khuya nhiều để làm việc. Điều này sẽ gia tăng thêm nguy cơ mất ngủ kéo dài.
Trước khi đi ngủ mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad bởi chúng có thể khiến não bộ của mẹ bị kích thích hưng phấn quên đi cảm giác buồn ngủ. Hơn nữa, sóng điện từ từ các thiết bị này cũng không tốt cho sự phát triển của mẹ và bé.
Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp
Các chuyên gia luôn đưa ra lời khuyên rằng các mẹ bầu nên hạn chế nằm ngửa và có thể rèn luyện thói quen nằm nghiêng trái. Tư thế này rất tốt cho sự vận hành của tim mạch của người mẹ cũng như bé trong bụng cũng cảm thấy dễ chịu và hài lòng với tư thế này. Bé thoải mái, mẹ cũng sẽ cảm thấy ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài ra, trong quá trình ngủ, mẹ cũng nên thay đổi tư thế nằm từ trái qua phải tránh nằm một tư thế quá lâu gây mỏi. Mẹ cũng có thể sử dụng các loại gối chuyên dụng dành cho bà bầu để kê chân và lưng giúp cơ thể được thư giãn hoàn toàn mang lại giấc ngủ thư thái.
Thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả dành cho mẹ bầu những tháng cuối cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình đó chính là thư giãn trước khi ngủ. Mẹ có thể ngâm chân bằng nước ấm pha chút muối hoặc chút tinh dầu, giúp các mạch máu ở chân được nghỉ ngơi sau cả ngày di chuyển mệt mỏi. Mẹ cũng có thể chọn cho mình không gian ngủ phù hợp với sở thích của mình cá nhân hoặc mẹ cảm thấy thoải mái nhất.
Mẹ bầu cũng có thể mở một chút nhạc thiền, nhạc trắng, hay nhạc không lời giúp mẹ ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Không những thế các loại nhạc này còn giúp tăng cường quá trình phát triển não bộ của thai nhi một cách toàn diện.
Thực hiện các bài tập yoga
Yoga luôn là bộ môn hàng đầu dành cho các mẹ lúc mang bầu bởi không chỉ giúp mẹ giải tỏa căng thẳng mà còn giúp mẹ tăng cường sức bền, máu huyết lưu thông từ đó giúp mẹ thuận lợi hơn trong quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, có rất nhiều bài tập yoga trị mất ngủ khác nhau sẽ rất hiệu quả cho mẹ trong khắc phục vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ nên lựa theo sức khỏe và tình trạng của em bé đẻ cân đối việc tập luyện, tránh những ảnh hưởng không mong muốn tới thai kỳ.
Ba tháng cuối là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm với các mẹ mang bầu, vì vậy không tránh khỏi những lo lắng và mệt mỏi, nhất là tình trạng mất ngủ. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để có những giấc ngủ ngon, sức khỏe tốt trong giai đoạn nước rút của thai kỳ bình an.
Đáng suy ngẫm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Mất ngủ":
Nguyễn Thị Lơ: Mất ngủ, hoa mắt chóng mặt hậu covid dùng AZBrain có hiệu quả?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh