Alzheimer là các bệnh lý hàng đầu gây suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ ở người già. Đây là tuy không phải bệnh nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng công việc và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy khi mắc phải căn bệnh quái ác này, người bệnh Alzheimer sống được bao lâu? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bệnh Alzheimer là gì?
Alzheimer là căn bệnh không có khả năng hồi phục gây mất trí nhớ, mất chức năng nhận thức làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng trở nặng gây mất trí nhớ, suy giảm nhận thức, mất khả năng tư duy và sử dụng ngôn ngữ.
Các triệu chứng thường gặp của hội chứng Alzheimer
Ảnh: Các triệu chứng thường gặp của hội chứng Alzheimer
Triệu chứng của người bị bệnh Alzheimer thường không giống nhau. Một số triệu chứng điển hình của căn bệnh này bao gồm:
Suy giảm trí nhớ và làm giảm khả năng nhận thức
Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Alzheimer trong giai đoạn đầu là người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mất dần trí nhớ ngắn hạn. Người bệnh thường quên đi những sự kiện vừa xảy ra nhưng vẫn có thể nhớ được những sự việc trong quá khứ.
Tuy nhiên trí nhớ dài hạn của họ cũng sẽ mất dần theo thời gian. Bên cạnh đó khả năng tập trung của người bệnh cũng bị suy giảm khiến việc duy trì trí ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
Khó khăn để diễn đạt bằng ngôn ngữ
Người mắc bệnh Alzheimer thường gặp phải khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ. Họ không thể nhớ ra từ ngữ mà mình muốn sử dụng hoặc thường xuyên sử dụng từ ngữ sai ngữ cảnh. Theo thời gian, việc giao tiếp bằng lời nói của người bị Alzheimer ngày càng trở nên khó khăn và cuối cùng họ bị mất đi khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.
Thay đổi bất thường trong hành vi, tâm trạng, tính cách
Bệnh nhân bị Alzheimer thường có những thay đổi bất thường trong tính cách, tâm trạng và hành vi. Người bệnh luôn trong trạng thái bối rối, nghi ngờ, sợ hãi hay lo lắng. Họ có thể dễ dàng nổi nóng và không thể kiểm soát cảm xúc tại bất cứ những nơi đâu mà họ cảm thấy không thoải mái. Người bệnh cũng có thể trở nên rụt rè và hạn chế giao tiếp xã hội hơn do những thay đổi bất thường đang phải trải qua.
Bệnh Alzheimer gây nguy hiểm gì?
Hiện nay trên thế giới có ít nhất 50 triệu người đang phải sống chung với bệnh Alzheimer. Căn bệnh này gây ra hệ quả nguy hiểm như:
Viêm phổi
Người bị bệnh Alzheimer thường rối loạn chức năng nuốt khiến người bệnh hít phải các chất nhầy từ dịch dạ dày hay từ thức ăn vào phổi. Các dị vật này khi đi vào phổi gây kích thích phản ứng viêm của niêm mạc phổi, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm phổi.
Nhiễm trùng
Người bệnh Alzheimer thường không thể tự chủ được quá trình tiểu tiện của mình, nên thường phải đặt ống thông tiểu trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh có thể trở nặng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Chấn thương
Người bị bệnh Alzheimer thường khó định hướng được khoảng cách vì vậy nguy cơ người bệnh bị chấn thương, té ngã khi di chuyển là điều rất dễ xảy ra. Trên thực tế đã có rất nhiều người bị ngã gây chấn thương các vùng nguy hiểm như chấn thương đầu, gãy xương, gãy cột sống,….Khi gặp trường hợp này, bệnh nhân cần được nhập viện ngay để được điều trị kịp thời tránh các hậu quả đáng tiếc.
Đọc thêm: Vì sao người lớn tuổi hay bị đãng trí
Trung bình người bệnh Alzheimer sống được bao lâu?
Nhiều người thường thắc mắc rằng không biết những người mắc bệnh Alzheimer sống được bao lâu? Thời gian sống của người bệnh còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và diễn biến bệnh của mỗi người. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng người bị bệnh Alzheimer thường sống được khoảng 8 – 10 năm. Tuy nhiên đây không phải là con số chính xác đối với tất cả người bệnh.
Trên thực tế, thời gian sống của người mắc bệnh Alzheimer có thể kéo dài hơn hoặc rút ngắn hơn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh và chế độ chăm sóc của người thân. Do đó, thay vì lo lắng về tuổi thọ của người mắc Alzheimer, thì hãy tìm cách nâng cao chất lượng cuộc sống họ.
Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer
Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Dưới đây là những cách chăm sóc người bệnh Alzheimer đạt hiệu quả cao nhất.
Để họ được tự lập
Người mắc bệnh Alzheimer trong thời gian đầu vẫn có khả năng tự chăm sóc bản thân. Do vậy người chăm sóc nên tập trung khuyến khích họ thực hiện các hoạt động như tự vệ sinh cá nhân, duy trì các thói quen trước đây, tự lựa chọn các bữa ăn,… Đây không những giảm áp lực cho người chăm sóc mà còn là phương pháp giúp người bệnh tăng cường và cải thiện khả năng ghi nhớ những công việc đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.
Theo dõi hoạt động ăn uống
Người bệnh Alzheimer thường cảm thấy chán ăn và bỏ bữa khiến cơ thể bị suy nhược. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần kiên nhẫn và tìm các cách giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng và hứng thú với bữa ăn như thay đổi liên tục các món ăn, trình bày món ăn hấp dẫn hay gợi ý người bệnh cùng đặt tên gọi “dễ thương” cho các món ăn. Điều này không những giúp người bệnh cảm thấy yêu thích việc ăn uống mà còn luyện tập trí óc.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý hạn chế những yếu tố khiến bữa ăn của người bệnh bị xao nhãng như tiếng ồn, thiết bị điện tử…
Giúp người bệnh giữ gìn vệ sinh
Với người bị bệnh Alzheimer, vấn đề vệ sinh ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh bởi họ rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, người chăm sóc nên thường xuyên đốc thúc họ trong việc vệ sinh cá nhân và thường không tự ý thức được việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Bạn nên dán thông điệp ở nhà tắm và các nơi xung quanh ngôi nhà vừa giúp người bệnh tăng khả năng ghi nhớ, vừa sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn.
Tạo môi trường sống an toàn
Người bệnh Alzheimer thường được ví như “đứa trẻ to lớn” – khi trí não của họ không khác gì đứa trẻ, nên việc tự bảo vệ bản thân là điều không thể. Chính vì vậy, họ tự làm tổn thương mình nên bạn cần tạo ra môi trường sống an toàn cho họ.
- Lắp thêm tay vịn để người bệnh có điểm tựa khi di chuyển.
- Không cho người bệnh tiếp xúc với các vật sắc nhọn và dễ gây cháy nổ như dao, kéo, bật lửa,…
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lý Alzheimer thường gặp ở người già. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh cũng như có câu trả lời chính xác về người bệnh Alzheimer sống được bao lâu.
Đáng suy ngẫm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh