Hãy cẩn trọng nếu bạn thường xuyên bị đau đầu khi nằm xuống trong khi lúc đứng hoặc ngồi thì không sao hoặc bạn bị đau đầu và cơn đau nặng hơn khi nằm xuống. Đây có thể là dấu hiệu của cơn đau đầu ác tính, cảnh báo một số bệnh nguy hiểm.
Các cơn đau đầu lành tính (chiếm khoảng 95 – 98% các trường hợp bệnh đau đầu) thường có đặc điểm chung là sẽ thuyên giảm khi người bệnh nằm xuống nghỉ ngơi và tĩnh tâm, hoặc chí ít là khi nằm thì cơn đau cũng không tăng nặng thêm. Vậy nên, triệu chứng “cứ nằm xuống là đau đầu” khá hiếm gặp và nguy cơ cao đây là dấu hiệu của cơn đau đầu ác tính (chiếm khoảng 2 – 5% các trường hợp bệnh đau đầu).
Đau đầu khi nằm xuống là dấu hiệu bệnh gì?
Một vài căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh đã được ghi nhận là có triệu chứng bị nhức đầu khi nằm xuống đó là:
- Ung thư phổi di căn lên não hoặc u não
Cơn đau đầu do bệnh lý này sẽ xuất hiện một cách từ từ ở một vị trí nhất định trong não và ngày càng tăng cường độ đau lên. Bệnh nhân thường đau nhiều hơn về đêm và khi nằm xuống. Bên cạnh dấu hiệu nằm xuống đau đầu, căn bệnh này có thể đi kèm các triệu chứng: tê yếu một bên chân tay, cấm khẩu hoặc khó nói chuyện, méo miệng, mất thăng bằng đi lại loạng choạng, buồn nôn và nôn, co giật cục bộ hoặc động kinh, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần…
- Viêm não, áp xe não, viêm màng não mủ, viêm màng não do virus, nấm não
Ngoài dấu hiệu đau đầu khi nằm xuống, các bệnh lý này thường đi kèm các triệu chứng của nhiễm khuẩn nhiễm độc như: sốt cao dài ngày không đáp ứng thuốc hạ sốt, nôn, động kinh, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần. Cơn đau đầu thường có tính chất lan tỏa, ban đầu âm ỉ – sau càng dữ dội khiến người bệnh vật vã, kích thích.
- Tai biến mạch máu não, xuất huyết não, xuất huyết màng não.
Cơn đau đến đột ngột, rất dữ dội và kéo dài từ 2 – 3 tuần, và đi kèm với một số triệu chứng như: nôn hoặc buồn nôn, cấm khẩu hoặc khó nói chuyện, méo miệng, liệt một nửa người, rối loạn ý thức, đại tiểu tiện rối loạn. Triệu chứng nằm xuống bị đau đầu ở bệnh này thì một số người có, một số người không.
- Huyết khối trong tĩnh mạch sâu
Các cục máu đông bên trong tĩnh mạch sâu có thể gây ra cơn đau đầu khi nằm xuống, tập trung ở vùng đỉnh đầu và nửa sau đầu. Cơn đau xuất hiện một cách từ từ và tăng dần đến mức dữ dội cảm giác như nứt vỡ đầu, đau nhiều hơn khi về đêm. Một số triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo: tê yếu tay chân, buồn nôn, co giật, động kinh…
- Chấn thương sọ não
Thường xảy ra sau khi bị chấn thương vùng sọ não đến mức bất tỉnh (hoặc chỉ một va đập nhẹ và không bất tỉnh ở người già) gây tụ máu dưới màng cứng của não. Cơn đau xuất hiện sau khoảng vài ngày – vài tuần kể từ khi va đập, đau âm ỉ liên tục ở khắp vùng đầu và ngày càng tăng dần, nằm xuống nhức đầu nặng hơn. Khi tình trạng diễn tiến thành xuất huyết não nặng thì người bệnh sẽ buồn nôn và nôn, liệt bán thân, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn ý thức.
Đau đầu khi nằm xuống đôi khi là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm nói trên. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này cũng chỉ xuất phát từ một lý do khá “thường tình” đó là: Ngủ nhiều, nằm nhiều quá nên bị đau đầu.
Nằm nhiều bị đau đầu có đáng lo?
Nếu một người trưởng thành nằm ườn ra và ngủ quá 10 tiếng đồng hồ/ngày và lại bị nhức đầu khi nằm xuống, không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như sốt, buồn nôn, nôn… mà chỉ đơn thuần là mệt ỏi uể oải thì không cần lo lắng về cơn đau đầu này. Có 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến nằm nhiều bị đau đầu:
- Do nếp sinh hoạt không khoa học: Ngủ quá ít hoặc quá nhiều, nằm một chỗ quá lâu, làm dụng uống rất nhiều caffeine, kê gối quá thấp hoặc quá cao, để phòng ngủ quá sáng, dùng các thiết bị di động nhiều giờ trước khi đi ngủ… khiến cho bạn ngủ không ngon giấc, máu lưu thông lên não kém (thiếu máu não) trong quá trình ngủ, dẫn đến đau đầu khi thức dậy và đau đầu khi nằm xuống sau thời gian ngủ.
- Do một số vấn đề sức khỏe: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, đường huyết quá thấp hoặc quá cao, huyết áp cao đột ngột, tổn thương cột sống, thiếu máu cục bộ… là một số bệnh lý có thể gây ra chứng đau đầu, nhất là sau khi nằm nhiều.
Nếu bạn thuộc các trường hợp vừa nêu trên, không cần quá lo lắng về chứng đau đầu khi nằm của mình, nó không phải là cơn đau ác tính. Tuy nhiên, bạn cũng nên điều chỉnh lại nếp sinh hoạt cho phù hợp, khoa học để tránh sinh ra bệnh tật về sau.
Nói tóm lại, đau đầu khi nằm xuống là một dấu hiệu không thể xem nhẹ, nhất là nếu cơn đau dữ dội đi kèm với một số hiện tượng như sốt cao dài ngày, nôn hoặc buồn nôn, chóng mặt quay cuồng, mờ mắt, co giật… bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ khám lâm sàng và chỉ định làm một số xét nghiệm như chụp cộng hưởng từ, chụp CT cắt lớp để đưa ra kết luận chính xác và phương án điều trị hiệu quả.
Đáng suy ngẫm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau Đầu":
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
[Dược sỹ] Người trẻ đau nửa đầu, đau đỉnh đầu dùng AZBrain có cải thiện?
Trần Hoài Thu, đã cải thiện chứng đau đầu kéo dài sau khi sử dụng AZBrain.
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh