Thuốc trị mất ngủ – “Con dao hai lưỡi” tiềm ẩn nguy hại khôn lường cho sức khỏe

Ngày đăng: 26/06/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Chọn thuốc trị mất ngủ thay vì tìm hiểu nguyên nhân và loại bỏ khiến nhiều người gặp các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy mất ngủ nên uống thuốc gì, đâu là loại thuốc mà bạn nên ưu tiên nhất hiện nay để điều trị và phòng ngừa hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây.

Tổng quan về chứng mất ngủ

Theo như thống kê, có khoảng 35% người đang rơi vào tình trạng mất ngủ thường xuyên – ngủ ít hơn 7 tiếng vào ban đêm. Mất ngủ có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vì không thể vào giấc ngủ, hoặc ngủ nhưng không sâu giấc, chập chờn. Bệnh mất ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trưởng thành, người cao tuổi và những người sống ở thành phố hơn là những đối tượng khác.

Mất ngủ khiến người bệnh mệt mỏi không có sức lực
Mất ngủ khiến người bệnh mệt mỏi không có sức lực

Chứng mất ngủ có thể tự khỏi mà không cần can thiệp gì nhưng cũng có thể kéo dài từ ngày này sang ngày khác khiến người bệnh suy nhược dần. Mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, chán nản và thiếu sức sống. Thậm chí, chúng còn có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm khác như trầm cảm, đau nửa đầu nếu không được chữa trị. Tình trạng này không những ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn tác động xấu tới công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.

Thuốc điều trị mất ngủ tốt nhất hiện nay

Chứng mất ngủ có thể chữa khỏi nếu người bệnh tìm đúng được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, thông thường mọi người thay vì tìm nguyên nhân sẽ tìm cách giải quyết trạng thái này bằng thuốc. Tùy theo tình trạng mất ngủ mà các bác sĩ sẽ đưa các lời khuyên các khác về việc sử dụng thuốc điều trị mất ngủ.

Các loại thuốc an thần

Với những người chỉ rơi vào tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc thường sẽ bắt đầu bằng các loại thuốc an thần, giúp người bệnh cảm thấy bình tình, và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Các loại thuốc hay được sử dụng như Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda,… Phần lớn người bệnh khi sử dụng loại thuốc này đều có thể ngủ ngay lập tức với những giấc ngủ ngắn.

Liều dùng của các loại này không quá 3 ngày liên tiếp bởi nếu sử dụng lâu dài rất dễ gây suy giảm trí nhớ. Chính vì vậy, các bác sĩ thường áp dụng giữa trị liệu tâm lý và thuốc để tránh người bệnh phải sử dụng quá nhiều thuốc.

Các loại thuốc ngủ liều lượng thấp

Tương tự như các loại thuốc an thần, các bác sĩ có thể kê thêm một vài loại thuốc ngủ liều lượng thấp, giúp người bệnh nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Một số loại thường dùng như Phenobarbital, Zolpidem… Các loại thuốc này có hàm lượng thấp nên phù hợp với người mới mắc mất ngủ hay triệu chứng mất ngủ chỉ mới dừng lại ở ngủ khó, hay mơ, hay trằn trọc mà thôi.

Sử dụng các loại thuốc ngủ dễ đi vào giấc ngủ nhưng nhiều tác dụng phụ
Sử dụng các loại thuốc ngủ dễ đi vào giấc ngủ nhưng nhiều tác dụng phụ

Tuy tác dụng hiệu quả những loại thuốc này khi sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh mắc các vấn đề về tiêu hóa, nhịp tim hay đau đầu chóng mặt. Vì vậy, người dùng nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Thuốc kháng histamin

Với những bệnh nhân bị mất ngủ do bị dị ứng hay ngứa ngáy thì có thể tham khảo và sử dụng loại thuốc kháng histamin này. Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa và đưa người bệnh vào giấc ngủ nhanh chóng, nhưng đây cũng chỉ là giấc ngủ ngắn và khi ngừng thuốc cơn mất ngủ sẽ tiếp tục quay lại.

Bên cạnh các loại thuốc liều nhẹ, với những người bị mất ngủ kinh niên hoặc đã nhờn với thuốc, các bác sĩ có thể khuyên sử dụng các loại thuốc ngủ có hàm lượng cao hơn hoặc các loại thuốc chống trầm cảm. Các loại thuốc này sẽ nhanh chóng đưa bệnh nhân vào giấc ngủ sâu và kéo dài cả đêm.

Tại sao không nên lạm dụng thuốc ngủ?

Thuốc ngủ, thuốc an thần là “cứu cánh” cho người bệnh mắc bệnh mất ngủ, nhưng đôi khi đây lại là “mối họa” mà người bệnh đang tự mình chuốc lấy. Các loại thuốc này thể hiện sự hiệu quả khi nhanh chóng giúp người bệnh có một giấc ngủ ngon và sâu, điều mà họ “thèm khát” bao lâu. Tuy nhiên, các loại thuốc này lại ẩn chứa rất nhiều tác dụng phụ nguy hại tại sức khỏe con người. Vì vậy, không nói quá khi cho rằng thuốc ngủ chính là “con dao hai lưỡi” với bệnh nhân mất ngủ.

Tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng

Mặc dù chúng ta đều thấy công dụng nhanh chóng của các loại thuốc ngủ, hay an thần, nhưng chúng chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi hết tác dụng của thuốc, người bệnh sẽ vẫn tiếp tục rơi vào trạng thái khó ngủ. Đôi khi tình trạng mất ngủ còn trở nặng và trầm trọng hơn khi dùng thuốc, đây được gọi là hiện tượng phụ thuộc vào thuốc.

Sử dụng nhiều thuốc ngủ sẽ khiến tình trạng mất ngủ càng thêm trầm trọng
Sử dụng nhiều thuốc ngủ sẽ khiến tình trạng mất ngủ càng thêm trầm trọng

Hơn nữa, khi đã bắt đầu sử dụng thuốc và cơ thể quen với điều đó, người bệnh sẽ dần phải tăng liều dùng hoặc tăng hàm lượng của thuốc để đạt được hiệu quả sử dụng.

Nhiều tác dụng phụ và không thể sử dụng lâu dài

Một trong những nhược điểm lớn của các loại thuốc điều trị mất ngủ hiện nay là rất nhiều tác dụng phụ. Khi sử dụng các loại thuốc ngủ này, các bác sĩ luôn khuyến cáo không được dùng quá liều bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và có thể là cả tính mạng người bệnh.

Sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ trong thời gian dài có thể gây đau dạ dày, rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hóa… Chính vì vậy, các bác sĩ luôn cân nhắc rất kỹ trước khi kê các loại thuốc này cho bệnh nhân.

Cải thiện chứng mất ngủ an toàn và bền vững

Khi phát hiện ra triệu chứng mất ngủ của mình, việc đầu tiên người bệnh cần làm là đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thực sự của tình trạng mất ngủ do sinh lý hay bệnh lý, để có cách giải quyết triệt để. Nếu vấn đề không phải do các bệnh lý nghiêm trọng hay do sinh lý, người bệnh nên cố gắng cải thiện giấc ngủ của mình bằng các loại cây giúp dễ ngủ kết hợp với tập luyện và ăn uống.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt là điều rất khó để sửa đổi, nhưng khi bạn đã thay đổi thành công thì chắc chắn hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng sẽ thấy rõ rệt. Phần lớn các bạn trẻ bị mất ngủ hiện nay đều do có thói quen ngủ muộn hoặc sinh hoạt không tuân thủ theo giờ giấc, dẫn tới loạn nhịp sinh học. Vì vậy, thay vì đi ngủ lúc sáng sớm, người bệnh nên cố gắng đi ngủ trước 11 giờ đêm. Điều này không những giúp khắc phục tình trạng mất ngủ mà còn cải thiện chất lượng của giấc ngủ vô cùng hiệu quả.

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Một căn bệnh của xã hội hiện đại ngày nay chính là việc chúng ta đang dành quá nhiều thời gian để sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng không kiểm soát các thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ khiến bạn cảm thấy khó ngủ hơn rất nhiều so với những người khác. Hơn nữa, để các thiết bị điện từ ở bên cạnh khi ngủ cũng dễ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ khi bị ảnh hưởng bởi lượng điện từ bức xạ của điện thoại cũng như thông báo tin nhắn.

Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ gây mất ngủ
Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ gây mất ngủ

Khi đã bị đánh thức, người bệnh lại sử dụng điện thoại như một phương thức ru ngủ. Điều này tạo thành một vòng tuần hoàn khó ngủ và mất ngủ cho người bệnh.

Sử dụng các loại trà thảo mộc giúp cải thiện giấc ngủ

Thay vì sử dụng các loại thuốc an thần tiện lợi, bạn hãy dành thời gian sử dụng các loại trà thảo mộc giúp an thần dễ ngủ mà không gây tác dụng phụ như trà tâm sen, trà táo đỏ… Sử dụng các loại trà này thay nước uống hằng ngày không những giúp bạn ngủ ngon hơn, mà còn khiến bạn định tâm, tránh rối loạn và lo âu.

Tập luyện các bài tập giúp tăng cường chuyển hóa

Thực tế đã chỉ ra rằng việc bạn chăm tập luyện thể dục thể thao bạn sẽ phòng ngừa được tình trạng mất ngủ. Khi luyện các môn thể dục như yoga, thiền định… sẽ giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông, tâm được cân bằng từ đó giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn rất nhiều so với bình thường. Hơn nữa, trong quá trình tập, bạn sẽ đổ mồ hôi như một cách thải độc và cơ thể sẽ cảm thấy mệt, muốn nghỉ ngơi từ đó giấc ngủ cũng đến dễ dàng hơn.

Bổ sung các loại bổ não hoạt huyết cải thiện giấc ngủ

Nếu như bạn cảm thấy việc pha trà thảo mộc uống hằng ngày quá mất thời gian thì bạn có thể sử dụng các loại bổ não hoạt huyết. Nhiều người sẽ nghĩ rằng tại sao các loại hoạt huyết lại có thể giúp mang đến cho bạn một giấc ngủ sinh lý – thoải mái, khoan khoái khi thức dậy. Theo như Y học cổ truyền, câu trả lời chính là khí huyết không thông.

Khi não bộ không được cung cấp đầy đủ lượng oxy (thiếu oxy lên não) và máu cần thiết để nuôi các tế bào thần kinh, não bộ sẽ luôn trong thái thái mệt mỏi, căng thẳng dẫn tới tình trạng mất ngủ hay khó ngủ… Vì vậy khi sử dụng các sản phẩm hoạt huyết có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, không những giải quyết được triệt để các nhược điểm mà các loại thuốc an thần đang mắc mà còn hiệu quả cao không kém.

nguoi-tre-dau-dau-thai-duong.png
AZBrain với cơ chế kiềng ba chân: phá huyết ứ – tái tạo máu – bổ huyết, hoạt huyết giải hỗ trợ điều trị chứng đau đầu về chiều

Hơn nữa, người bệnh cũng nên lựa chọn các sản phẩm hoạt huyết có thành phần là đinh lăng để sử dụng. Bởi đây được biết đến là vị thuốc dân gian dùng để chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả. Khi đã được chiết xuất và tinh chế sẽ cho hàm lượng cao và tác dụng nhanh chóng hơn. Ngoài ra, hoạt huyết sẽ không làm bạn bị lệ thuộc vào thuốc cho dù có sử dụng trong một thời gian dài.

Thuốc trị mất ngủ hiện nay được sử dụng phổ biến với các loại thuốc an thần mang đến tác dụng điều trị hiệu quả nhưng cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Do đó, khi sử dụng người bệnh nên đảm bảo tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ cũng như kết hợp tập luyện để nâng cao hiệu quả điều trị.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Mất ngủ":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn