Say xe là nỗi khiếp sợ của nhiều người, đôi khi không có từ ngữ nào có thể minh họa được nỗi khổ này. Cách giải quyết tối ưu nhất là sử dụng thuốc say xe để không chế. Tuy nhiên, nếu bạn mang bầu thì sao? Phụ nữ mang thai có uống thuốc say xe được không? Có nguy hiểm gì không? Hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Tại sao bà bầu hay bị say xe?
Có một điều kỳ lạ là hầu hết các bà bầu đều gặp tình trạng say xe, cho dù trước khi mang bầu họ hoàn toàn bình thường. Điều này được lý giải do khi bước vào thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu thay đổi để đáp ứng với sự tồn tại của thai nhi. Đặc biệt, lượng nội tiết tố tăng đột ngột sẽ khiến mẹ luôn trong trạng thái khó chịu và mệt mỏi.
Khi đi xe mẹ sẽ cảm thấy sự khó chịu của mình tăng gấp nhiều lần khi không ngửi được mùi trên xe, cảm thấy quá bí bách, không gian chật hẹp khiến cơ thể mỏi mệt… Tâm trạng căng thẳng, không thoải mái cũng khiến mẹ bầu liên tục muốn nôn hay chóng mặt, đau đầu. Tất cả đều là nguyên nhân khiến tình trạng say xe của bà bầu ngày càng nặng nề, thậm chí nhiều mẹ còn không thể ngồi trên xe quá 5 phút.
Say xe có nguy hiểm tới thai nhi không?
Say xe cũng là một trong hiện tượng do rối loạn tiền đình gây lên. Không những khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu, tâm trạng không tốt, mà say xe còn ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi. Theo các bác sĩ sản khoa, những cơn nôn ói của mẹ do say xe sẽ gây co thắt thành bụng, tác động tới ổ bụng, rất dễ bị sinh non hoặc dọa sảy. Điều này rất nguy hiểm với những mẹ bầu đang mang thai những tháng cuối của thai kỳ.
Không những thế khi nôn quá nhiều, người mẹ dễ dàng rơi vào tình trạng mất nước, mất điện giải người sẽ lả đi, từ đó làm giảm lượng oxy cung cấp tới bé gây ra ngạt con nếu không được phát hiện sớm. Chính vì vậy, với những mẹ mang bầu, bác sĩ luôn khuyên nên hạn chế di chuyển nếu bạn bị say xe hoặc cảm thấy khó chịu khi ngồi trên xe trong thời gian dài.
Bà bầu có uống được thuốc say xe không?
Phần lớn các triệu chứng say xe của bà bầu thường nặng nề hơn rất nhiều so với gì người bình thường trải qua. Chính vì vậy các bà bầu thường sợ phải di chuyển bằng xe khi họ không có cách nào khống chế cơn say của mình. Vì họ luôn lo lắng không biết phụ nữ có thai có nên uống thuốc say xe không? Hay có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi hay không?
Tính đến nay chưa có tài liệu khoa học nào, hay nghiên cứu nào chỉ ra rằng thuốc say xe ảnh hưởng xấu tới bà bầu hay sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thời kỳ mang thai nuôi là giai đoạn chứa đựng nhiều rủi ro và nguy hiểm, nên bất cứ điều gì cũng có thể ảnh hưởng tới mẹ và bé. Đặc biệt, trong ba tháng đầu thai kỳ nếu không có sự chuẩn bị cũng như kiêng khem sẽ hình thành những dị tật thai nhi nghiêm trọng. Do đó, bất cứ loại thuốc nào sử dụng trong thời điểm này cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Về phía thuốc say xe hiện nay chủ yếu là các loại thuốc hướng thần hay nói cách khác giúp não bộ bớt căng thẳng, cân bằng, từ đó hạn chế những triệu chứng của cơn say xe. Với những trường hợp say xe quá nặng bắt buộc phải sử dụng thuốc, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc không kê đơn an toàn với phụ nữ mang thai có chứa dimenhydrinate.
Tuy nhiên, với những trường hợp nhẹ, khuyến cáo mẹ không nên lạm dụng hay sử dụng thuốc bởi đã là thuốc nhằm ức chế triệu chứng say xe không ai có thể đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối. Tương tự, thuốc say xe được kê vẫn có những tác dụng không mong muốn, nên mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không tự mua và sử dụng thuốc say xe, mẹ cần đảm bảo nhận được lời khuyên và thăm khám của bác sĩ sản nhi.
Biện pháp phòng ngừa say xe an toàn cho bà bầu
Như đã trình bày ở trên, về cơ bản thuốc say xe không ảnh hưởng quá nhiều tới thai kỳ nhưng nếu được mẹ cũng nên hạn chế không nên sử dụng và có thể thay thế bằng các biện pháp an toàn khác. Mẹ có thể ưu tiên các phương pháp thuần tự nhiên, an toàn và đảm bảo không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé, thay vì lạm dụng thuốc.
- Mẹ có thể lựa chọn cho mình hàng ghế đầu, ngồi cạnh bác tài để có thể cảm thấy dễ chịu và bớt đi phần nào mùi xăng dầu có trong xe.
- Hạn chế sử dụng điện thoại, đọc sách trong quá trình di chuyển, bởi sự rung lắc của xe khi chuyển động có thể làm mẹ mất thăng bằng, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.
- Nếu mẹ cảm thấy quá khó chịu với mùi trong xe, mẹ có thể sử dụng một vài lát chanh, bánh mì, gừng… để ngửi. Hương vị tự nhiên, thơm mát nhẹ nhàng có thể giúp mẹ thư thái và quên đi mùi xăng dầu trên xe.
- Mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt giúp giảm triệu chứng say xe như day liên tục vào huyệt hợp cốc trên tay, huyệt nội quan nằm ngay ở dưới cổ tay. Đây là phương pháp an toàn và được các bác sĩ khuyên dùng giúp mẹ thoát khỏi cơn say xe nhanh chóng mà không ảnh hưởng tới thai kỳ.
Tham khảo thêm: Tổng hợp 6 Mẹo chống say xe cho bà bầu an toàn được áp dụng phổ biến
Với những chia sẻ trên, chắc bạn đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi bà bầu có uống được thuốc say xe không. Đừng cố lạm dụng thuốc say xe dưới mọi hình thức và mẹ cần đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc của mình là đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đáng suy ngẫm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Sức Khỏe Não Bộ":
Chị Uyên 48 tuổi - Tạm biệt hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não nhờ AZBrain
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh