Giai đoạn mang thai đầy khó khăn và vất vả, khiến các mẹ luôn băn khoăn lo lắng cho dù là những việc nhỏ nhất. “Mẹ bầu mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi?” là câu hỏi được nhiều mẹ đặt ra, bởi tình trạng này khá phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời các mẹ nhé!
Mẹ bầu mất ngủ là như thế nào?
Bên cạnh những niềm vui và hạnh phúc khi các mẹ đón tin có một sinh linh bé nhỏ đang hình thành và phát triển trong bụng mình, những thay đổi trong cơ thể bắt đầu gây ra những mệt mỏi, khó chịu và đôi khi lo lắng cho chính em bé của mình. Trong đó, có lẽ biểu hiện nổi bật nhất chính là triệu chứng mất ngủ trong thời kỳ mang thai.
Tình trạng này thường gặp ở những thái đầu mang thai và những tháng cuối với nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi sinh lý của mẹ. Tuy nhiên, có nhiều mẹ phải trải qua giai đoạn mất ngủ này suốt 9 tháng mang thai của mình. Điều này khiến cho mẹ cảm thấy rất mệt mỏi và lo lắng cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Cơn mất ngủ khi kéo dài sẽ khiến mẹ không còn đủ sức lực để làm việc, lúc nào cũng uể oải, thiếu sức sống và thậm chí là chán ăn.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng mẹ mất ngủ khi mang thai
Mất ngủ khi mang thai là một triệu chứng thường gặp trong suốt giai đoạn thai kỳ. Chứng mất ngủ này có thể chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện nhưng cũng có thể kéo dài cả tuần, hoặc tháng khiến mẹ suy kiệt. Chứng khó ngủ của mẹ bầu cũng có biểu hiện không khác gì nhiều so với chứng mất ngủ thông thường. Mẹ sẽ bị khó ngủ, ngủ trằn trọc hay ngủ mơ, không sâu giấc hay thức giấc lúc nửa đêm. Đặc biệt ở nhiều mẹ còn không thấy có cảm giác buồn ngủ, hoặc rất buồn ngủ nhưng không thể nào đi vào giấc ngủ.
Tại sao mẹ bầu hay bị mất ngủ?
Hầu hết các mẹ bầu đều gặp tình trạng mất ngủ ít nhất một lần trong suốt quá trình mang thai. Những cơn mất ngủ này phần lớn đều lành tính và mẹ cũng không cần điều trị hay can thiệp bằng y tế. Theo các bác sĩ sản nhi việc mẹ bầu mất ngủ là do một số nguyên nhân sau:
Thay đổi hormone đột ngột
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn mất ngủ của mẹ bầu chính là do sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai. Hàm lượng các hormone nội tiết tăng lên liên tục nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của thai nhi, vô tình gây ra những ức chế thần kinh khiến mẹ khó ngủ, hoặc không thể ngủ nổi dù rất buồn ngủ.
Những cơn mất ngủ do yếu tố này thường xuất hiện vào những tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ – thời điểm hormone được bổ sung mạnh mẽ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của bé.
Thai ngày càng phát triển chèn hệ tiêu hóa của mẹ
Hầu hết các mẹ khi mang thai đều trải qua tình cảnh bé ngày càng to, hệ tiêu hóa của mẹ càng trở lên khó khăn. Đây cũng chính là lý do nhiều mẹ thường gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, táo bón hay chướng bụng đầy hơi. Thai nhi to dần theo thời gian kéo theo việc chèn ép xuống hệ tiêu hóa, khiến nó không thể hoạt động bình thường như những gì vốn có của nó.
Khi hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, mẹ sẽ cảm thấy khó chịu nhất là thời điểm mẹ nằm xuống để nghỉ ngơi. Đau bụng, chướng bụng vào buổi đêm khiến giấc ngủ của mẹ không còn đầy đủ và dễ dàng như lúc chưa mang thai.
Mẹ bị chuột rút vào buổi đêm
Tuy không phải mẹ nào cũng rơi vào tình trạng chuột rút, nhưng đây thực sự là nỗi sợ hãi của các mẹ khi mang thai. Những cơn chuột rút đến bất ngờ, không báo trước và thường xuất hiện vào buổi đêm khiến mẹ đau đớn, mệt mỏi và không thể ngủ ngon giấc. Hiện tượng này được giải thích do mẹ bị thiếu hụt hàm lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển của bé, khiến thai nhi “tự rút” canxi của người mẹ.
Hơn nữa, vấn đề về tuổi tác, tư thế ngủ cũng gia tăng nguy cơ bị chuột rút mỗi đêm.
Bụng bầu to khiến mẹ khó ngủ
Vào những tháng cuối, các mẹ bầu đều gặp khó khăn với giấc ngủ của mình. Điều này có thể lý giải do bụng bầu ngày càng to dần, chèn ép xuống các bộ phận trong cơ thể, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, bụng bầu to cũng làm mẹ khó khăn trong việc lựa chọn cho mình một tư thế ngủ phù hợp.
Đôi khi, nhiều mẹ không chỉ đau chân, mà còn cảm thấy lưng mình muốn gãy làm đôi khi bụng bầu to dần theo thời gian. Dù nằm thẳng hay nằm nghiêng đều khiến mẹ khó chịu và ngủ không ngon.
Tâm lý căng thẳng, lo nghĩ nhiều
Những thay đổi đột ngột về hormone, hình dạng hay tình trạng sức khỏe khi bắt đầu mang bầu, khiến nhiều mẹ cảm thấy không thích ứng kịp. Nhiều mẹ bị rơi vào trạng thái lo âu vì sự thay đổi này với hàng loạt các câu hỏi được đặt ra “sinh xong, cơ thể có về như trước?”, “con phát triển như thế này có bình thường không?”, “mình có nuôi con tốt được không?”….
Chính những suy nghĩ, thắc mắc, lo sợ, nhạy cảm trong quá trình mang thai này sẽ khiến mẹ khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Thậm chí với những trường hợp nặng hơn, các mẹ có thể mơ thấy ác mộng hoặc bị trầm cảm nhẹ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Mẹ bầu mất ngủ có nguy hiểm không?
Thường những cơn mất ngủ của mẹ khi mang thai đều do sinh lý nên không quá nguy hiểm, nhưng nếu diễn ra liên tục và kéo dài, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ và quá trình phát triển của em bé.
Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và chán ăn
Mất ngủ đã luôn là nỗi ám ảnh của người bình thường, với mẹ bầu điều này còn kinh khủng hơn gấp nhiều lần. Một giấc ngủ trằn trọc, không thể vào giấc khiến mẹ không thể nào tỉnh táo vào ngày hôm sau, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và thiếu sức sống. Nhiều mẹ còn cảm thấy chán ăn, không muốn hoạt động và chỉ muốn nằm ngủ cho dù ngủ là một điều khó khăn.
Não bộ căng thẳng, thiếu chất
Giấc ngủ là lúc não bộ được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và thiết lập lại hệ thống thông tin tiếp nhận sau một ngày làm việc, và sắp xếp chúng vào đúng nơi mà chúng cần đến. Do đó, nếu mẹ không ngủ được, quá trình này sẽ bị gián đoạn và đương nhiên não bộ sẽ rơi vào trạng thái suy kiệt. Điều này sẽ khiến các mẹ bầu thường hay quên trước quên sau, đau đầu khi mang thai, căng thẳng và tâm lý thay đổi.
Biểu hiện chuyển dạ sớm
Mẹ có biết mất ngủ kéo dài thường xuyên trong quá trình mang thai có thể là nguyên nhân gây chuyển dạ sinh sớm không? Mất ngủ khiến cơ thể mẹ không được nghỉ ngơi, không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, nhiều người còn bị khó sinh do không có sức để sinh con, nên phải sinh mổ.
Mẹ bầu mất ngủ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Các chuyên gia nhi khoa đã chỉ ra rằng mẹ bầu cần một chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt lành mạnh, giờ giấc để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Mẹ có khỏe thì bé mới khỏe. Vì vậy, không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, giấc ngủ còn khiến bé gặp những vấn đề về sức khỏe.
Trẻ thường bị chậm phát triển
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ, nhất là gia đoạn 24 tuần. Khi mẹ ngủ, bé cũng ngủ để cơ thể hoàn thiện và phát triển những tế bào thần kinh, tạo nền tảng sơ khai cho sự hình thành sau này của bé khi được sinh ra đời. Chính vì vậy, giai đoạn này nếu mẹ không ngủ ngon giấc, thì đồng nghĩa với việc cản trở sự phát triển của bé, khiến bé chậm phát triển hơn so với bình thường.
Trẻ bị thiếu máu
Một vấn đề rất nghiêm trọng nếu như bầu khó ngủ mang lại đó chính là hiện tượng thiếu máu thai nhi. Khoảng thời gian từ 23h đêm đến 3h sáng hôm sau là quá trình sinh trưởng hồng cầu trong cơ thể bé. Vì vậy, nếu mẹ không ngủ trong khoảng thời gian này, bé sẽ bị giảm tuần hoàn máu trong cơ thể. Đây thực sự là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và khó xử lý nếu không được phát hiện sớm.
Trẻ thường xuyên quấy khóc khi sinh ra
Các bà các mẹ chúng ta đã có câu “mẹ bầu như thế nào thì lúc con sinh ra sẽ như vậy”. Điều này được hiểu là trong quá trình mang thai của mẹ, mẹ thích ăn uống gì, hay thói quen sinh hoạt như thế nào sẽ ảnh hưởng tới con sau này khi sinh ra. Thời gian 9 tháng trong bụng mẹ, bé sẽ dần quen với những thức ăn mà mẹ ăn vào, thời gian ngủ nghỉ của mẹ và từ đó thiết lập cho bản thân như vậy.
Chính vì vậy, những mẹ thường xuyên mất ngủ đêm, ăn không ngon, người mệt mỏi hay cáu gắt, khi em bé sinh ra cũng mang những đặc tính tương tự như vậy.
Mẹ bầu nên làm gì để cải thiện giấc ngủ của mình?
Như trình bày ở trên, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Do đó, để cải thiện giấc ngủ của mình, mẹ nên lưu ý một vài điểm sau đây:
Lựa chọn tư thế ngủ thích hợp
Bụng bầu càng ngày càng to gây sức ép tới lưng, và cơ thể người mẹ rất nhiều, vì vậy không giống như người bình thường đặt mình xuống là có thể ngủ ngay, mẹ bầu cần chọn cho mình tư thế ngủ phù hợp nhất. Theo các chuyên gia, các mẹ nên chọn cho mình tư thế nằm nghiêng trái sẽ tốt cho quá trình hít thở và không gây áp lực cho tim. Tư thế nằm này cũng giúp mẹ cảm thấy dễ chịu vào thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể luân phiên chuyển sang nghiêng phải để đỡ bị mỏi khi nằm quá lâu một tư thế.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các loại gối ôm, hoặc gối thiết kế riêng dành cho bà bầu để kê phần lưng, bụng và phần chân lên giúp quá trình lưu thông máu được diễn ra dễ dàng, cũng như tạo điểm tựa giúp mẹ đỡ mỏi và ngủ ngon hơn.
Chọn không gian ngủ phù hợp
Không gian ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của giấc ngủ. Với mẹ bầu khó ngủ, mẹ có thể thử áp dụng việc thay đổi không gian ngủ, chọn một chiếc giường ấm áp, có đèn ngủ nhẹ nhàng và một chút nhạc du dương. Điều này không những giúp mẹ cảm thấy dễ chịu, thư giãn mà còn mang đến một giấc ngủ ngon và sâu.
Những loại nhạc thiền, nhạc trắng không chỉ mang đến giấc ngủ cho mẹ mà còn kích thích sự phát triển não bộ cho trẻ vô cùng hiệu quả.
Tập những môn thể thao nhẹ nhàng
Những bài tập yoga, ngồi thiền sẽ giúp duy trì trạng thái thư giãn, cân bằng cho mẹ rất tốt. Đồng thời, đây cũng là cách tăng cường vận động dành cho mẹ, giúp mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ sau khi tập luyện. Tuy nhiên, mẹ nên dựa theo sức khỏe của mình để cân đối việc tập luyện, tránh những ảnh hưởng xấu tới quá trình mang thai.
Mất ngủ khi mang thai là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng trải qua, nhưng nếu tình trạng này diễn ra quá lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của con và sức khỏe của người mẹ. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách cải thiện hiệu quả.
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Mất ngủ":
Nguyễn Thị Lơ: Mất ngủ, hoa mắt chóng mặt hậu covid dùng AZBrain có hiệu quả?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh