Trà atiso tuy có công dụng tốt cho sức khỏe nhưng ít người biết rằng, đây là khắc tinh của bệnh huyết áp cao, thường được sử dụng để điều hòa huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Vậy huyết áp thấp có uống được trà atiso không? Hãy cùng tìm hiểu ngay thông tin được chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất và sử dụng trà hoa atiso đúng cách để tránh rước họa vào thân!
Trà atiso có công dụng gì?
Trà hoa atiso mặc dù có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng nên sử dụng nó thường xuyên, đặc biệt là những người bị huyết áp thấp. Do đó trước khi sử dụng loại thảo mộc này, cần tìm hiểu kỹ về công dụng và đặc tính của hoa atiso để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Tìm hiểu về đặc tính của hoa atiso
Hoa atiso đỏ hay còn có tên gọi dân dã là hoa bụp giấm, tên khoa học là Hibiscus subdariffla L. Cây atiso thuộc họ Bông, ưa sống tại nơi có khí hậu nóng ẩm. Hoa atiso được trồng nhiều tại Việt Nam và được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày. Thông thường, hoa atiso thường ra vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 hằng năm.
Hai loại hoa atiso được sử dụng phổ biến nhất là hoa atiso trắng và hoa atiso đỏ. Trong đó, hoa atiso đỏ với vị chua dịu, ngọt hậu thanh mát, được nhiều người yêu thích và chế biến thành các món trà hoa, siro hoặc mứt quả…
Đặc biệt, trà hoa atiso với hương vị thơm ngon và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe được khá nhiều người ưa chuộng, thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, với những người bị huyết áp thấp, việc sử dụng hoa atiso không hề đem lại nhiều lợi ích. Chính vì vậy huyết áp thấp có uống được trà atiso không là điều khiến nhiều người băn khoăn khi tìm hiểu về loại trà thảo mộc này.
Hàm lượng dưỡng chất và công dụng của hoa atiso
Theo nghiên cứu, đài hoa atiso có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và các loại vitamin như: beta-carotene, anthocyanin, vitamin C, bioflavonoids, các axit amin và protein… Hoa atiso cũng chứa một loại enzyme có tác dụng sản sinh amylase – một chất được biết đến với công dụng thủy phân tinh bột, đốt cháy calo.
Nhờ hàm lượng cao bioflavonoids có trong đài hoa atiso mà loại hoa này có tác dụng hạ huyết áp, chống co thắt cơ trơn và giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao. Ngoài ra, hoa atiso còn có tác dụng cải thiện tình trạng viêm họng, ho, ngăn ngừa cảm cúm, thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, làm mát gan…. Hoa atiso cũng được biết đến như một loại thảo mộc giúp giảm cân hiệu quả, an toàn.
Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hoa atiso được sử dụng như một loại trà thảo mộc và một loại dược liệu chữa bệnh cực hữu hiệu. Trong đó trà atiso có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng trà hoa atiso, nhất là người bị huyết áp thấp. Đây cũng là điều khiến nhiều người băn khoăn về vấn đề huyết áp thấp có uống được trà atiso không khi muốn thưởng thức hương vị thơm ngon của loại trà này.
Người huyết áp thấp có uống được trà atiso?
Hoa atiso có chứa bioflavonoids có tác dụng làm giảm huyết áp. Chính vì vậy, loại trà này rất tốt cho những người bị huyết áp cao nhưng lại là khắc tinh của người bị huyết áp thấp. Người bị huyết áp thấp dùng quá nhiều atiso có thể gây tụt huyết áp bất ngờ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trà hoa atiso có tác dụng làm giảm huyết áp
Mặc dù vậy, người bị huyết áp thấp vẫn có thể dùng hoa atiso và thưởng thức hương vị của trà atiso nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, cần cân nhắc trước khi dùng và sử dụng với lượng nhỏ, tránh lạm dụng quá nhiều.
Cách dùng trà hoa atiso an toàn cho người bị huyết áp thấp
Ngoài hương vị thơm ngon thì trà hoa atiso còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như làm mát gan, thanh lọc cơ thể, cải thiện viêm họng, trị ho…. Do đó trà hoa atiso được nhiều người yêu thích, thậm chí việc dùng trà hoa atiso còn trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người.
Dưới đây là một số cách sử dụng trà hoa atiso an toàn hiệu quả và hạn chế tác động không tốt với người bị huyết áp thấp.
- Dùng trà atiso kèm thêm đường để phòng tránh tình trạng tụt huyết áp. Đường có tác dụng làm tăng huyết áp, khi sử dụng trà hoa atiso kèm cùng đường vừa giúp tạo vị ngọt cho trà hoa atiso vừa giúp phòng tránh tụt huyết áp. Đây cũng là bí quyết cho người bị huyết áp thấp khi muốn dùng trà hoa atiso mỗi ngày mà vẫn đảm bảo an toàn.
- Chỉ nên dùng trà atiso sau bữa ăn, tránh sử dụng trà hoa atiso khi bụng đang đói để tránh bị tụt huyết áp. Sau bữa ăn, khi cơ thể đã được bổ sung năng lượng đầy đủ, việc sử dụng trà hoa atiso sẽ an toàn hơn.
- Tránh dùng atiso quá nhiều mỗi ngày, nhất là với những người bị huyết áp thấp. Chỉ nên dùng một lượng nhỏ trà hoa atiso hoặc chỉ nên dùng 1 ly trà atiso nhỏ sau bữa ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về trà hoa atiso và công dụng của hoa atiso với sức khỏe. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mọi người có câu trả lời chính xác về vấn đề huyết áp thấp có uống được trà atiso không? Hãy theo dõi website thường xuyên để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích và có thêm nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp thấp":
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh