Sữa ông thọ là loại sữa quen thuộc với người dân Việt và được sử dụng trong nhiều trong các loại bánh, đồ uống hằng ngày. Huyết áp cao uống sữa ông thọ được không và nên sử dụng thế nào để không ảnh hưởng đến huyết áp là vấn đề mà nhiều người mắc căn bệnh này quan tâm.
Thành phần sữa ông thọ
Sữa ông thọ là loại sữa đặc có dạng lỏng sệt, có thành phần chính từ sữa bò, đường, chất béo… và một số chất phụ gia khác. Sữa ông thọ có màu trắng ngà, vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ.
Theo bản tự công bố của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam và thông tin trên bao bì thành phần sữa ông thọ có chứa:
- Đường (47,2%), sữa (44,4%) (nước, sữa bột, chất béo sữa, whey bột, sữa tươi), dầu thực vật (8,1%), chất nhũ hóa (322(i)), lactoza.
- Có chứa sữa, lecithin đậu nành.
Giá trị dinh dưỡng trong mỗi 100g sữa ông thọ:
- Năng lượng: 314 kcal
- Protein: 4,8 g
- Chất béo: 11,3 g
- Carbohydrate: 55,2 g
- Calci:160mg
Với thành phần khá nhiều đường, đạm, chất béo khiến nhiều người gặp vấn đề tăng huyết áp băn khoăn không biết huyết áp cao có thể uống sữa ông thọ được không?
Huyết áp cao uống sữa ông thọ được không?
Qua bảng thành phần cho thấy sữa ông thọ là một nguồn cung cấp năng lượng, protein và dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nhờ đó, giúp tăng năng lượng, phục hồi sức khỏe nhanh, củng cố hệ miễn dịch, hấp thụ tốt hơn các loại vitamin A, D, E, K. Sữa ông thọ trước đây thường đường người Việt mang biếu, tặng cho người ốm cũng vì lý do này.
Với một người bình thường, các chất dinh dưỡng này đều là những thành phần cần thiết để duy trì sự phát triển và chức năng cơ bản của cơ thể, đảm bảo sức khỏe và sự hoạt động tối ưu của các hệ thống trong cơ thể.
Tuy nhiên, các chất mà sữa ông thọ cung cấp có thể là “lợi bất cập hại” với người có huyết áp cao. Đặc biệt, sữa ông thọ chứa khá nhiều chất béo và carbohydrate, nhất là đường. Đây đều là những chất cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về béo phì, thừa cân, mỡ máu và tiểu đường, là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người cao huyết áp.
Để hiểu rõ hơn về lợi và hại của sữa ông thọ với người cao huyết áp, bạn cần hiểu các chất dinh dưỡng trong sữa ông thọ ảnh hưởng tới huyết áp như thế nào.
- Năng lượng: Hàm lượng calo quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể, sẽ gây ra tình trạng thừa cân và béo phì, là một trong những nguyên nhân gây huyết áp cao. Do đó, người huyết áp cao nên kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày, không nên uống quá nhiều sữa ông thọ mà không kèm theo hoạt động vận động.
- Protein: Có tác dụng giúp giảm huyết áp, vì nó có thể giúp giảm kháng cự ngoại vi của động mạch, giảm tiết renin (một hormone gây tăng huyết áp) và tăng tiết nitric oxide (một chất gây giãn động mạch). Người huyết áp cao nên bổ sung protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau, không chỉ riêng sữa ông thọ.
- Chất béo: Chất béo bão hòa trong sữa ông thọ có thể gây tăng cholesterol máu, làm tắc nghẽn động mạch và gây huyết áp cao. Khi bị huyết áp cao, bạn chế sử dụng chất béo bão hòa thay vào đó là các loại chất béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm khác, như dầu oliu, dầu cá, hạt và quả óc chó.
- Carbohydrate: Là chất có chỉ số glycemic cao có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng, làm tăng tiết insulin (một hormone gây tăng huyết áp) và gây tích tụ mỡ trong cơ thể.
- Calci (canxi): Nếu thiếu calci, cơ thể sẽ phải tăng sản xuất renin dẫn đến tăng huyết áp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bổ sung một lượng canxi đủ trong chế độ ăn có thể giúp giảm áp lực trong mạch máu và có tác dụng giảm huyết áp.
Qua các phân tích trên có thể thấy, một số thành phần trong sữa ông thọ như protein, calci khá có lợi cho sức khỏe người cao huyết áp, còn một số thành phần như hàm lượng calo, chất béo, carbohydrate lại gây hại cho người cao huyết áp.
Tuy nhiên, xét về hàm lượng cho thấy một số chất có hại vượt quá hàm lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn của người cao huyết áp. Vì vậy, người bị cao huyết áp không nên uống sữa ông thọ hằng ngày hoặc hạn chế và tính toán kỹ lượng sữa sử dụng để kiểm soát huyết áp.
Chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn cho người cao huyết áp
Bạn có thể tham khảo bảng chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn dành cho người cao huyết áp để tính toán liều lượng khi sử dụng sữa ông thọ và bổ sung dinh dưỡng sao cho hợp lý.
- Năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày.
- Protein: 15 -< 20% tổng năng lượng.
- Chất béo: 20 – 25% tổng năng lượng. (Trong đó, lượng acid béo bão hòa, acid béo không no chiếm khoảng 7 -<15% tổng năng lượng, các chất béo khác chiếm < 1% tổng năng lượng)
Loại sữa nào tốt cho người cao huyết áp và loại sữa nào nên kiêng?
Một số loại sữa như: sữa tươi không đường, sữa chua không đường, sữa đậu nành hay sữa gạo, … được coi là loại sữa dành cho người cao huyết áp. Những loại sữa này có ít đường và chất béo hơn sữa ông thọ, nhưng vẫn cung cấp đủ canxi và protein cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng nên uống vừa phải và không pha quá loãng hoặc quá đặc.
Người bị huyết áp cao nên tránh uống các loại sữa có chứa nhiều đường, chất béo, hương liệu, phụ gia như sữa bột, sữa đặc, sữa hộp, sữa có đường, sữa có vị hoặc sữa trân châu. Những loại sữa này có thể gây tăng huyết áp, tăng cân và gây hại cho tim mạch.
Sữa là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể, tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng phù hợp với người cao huyết áp. Hi vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng của sữa ông thọ – loại sữa quốc dân của người Việt, cũng như có câu trả lời cho vấn đề huyết áp cao uống sữa ông thọ được không? Đừng quên duy trì một lối sống và chế độ ăn lành mạnh chung để kiểm soát huyết áp nhé.
Đáng suy ngẫm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh