Bệnh viêm động mạch thái dương – dễ nhầm khó chữa dứt

Ngày đăng: 30/01/2023  Bởi: Tuấn Anh Lượt xem

Bài viết được chia sẻ bởi Bác sĩ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện Y Học Bản Địa), người  đam mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu dược liệu, còn được mệnh danh là “Người hồi sinh nền y học bản địa nước nhà”. 

Jonathan Hutchinson mô tả bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA) vào năm 1890, và sau đó, Tiến sĩ Bayard T. Horton đã mô tả mô học động mạch u hạt của bệnh viêm động mạch thái dương. GCA còn nhiều tên khác: viêm động mạch Horton, viêm động mạch thái dương, viêm động mạch người già, viêm động mạch sọ và viêm động mạch u hạt. 

Bệnh viêm động mạch thái dương
Bệnh viêm động mạch thái dương

GCA là một bệnh của người có tuổi, thường bắt đầu từ 50 tuổi trở lên, cứ 5000 người thì có 1 người mắc bệnh này. Nó thường liên quan đến chứng đau đa cơ do thấp khớp. Triệu chứng GCA liên quan các nhánh sọ của động mạch chủ, ngoài ra còn ở động mạch chủ ngực/bụng. Đáng sợ nhất của GCA là mất thị lực không hồi phục thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ, có thể là mù cả hai bên. Điều trị sớm bằng corticosteroid (Dexa, solumedrone, prednisolon …) có thể giảm thiểu các nguy cơ khiếm thị. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả của chất ức chế interleukin-6, IL-17 trong GCA đã cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn trong việc quản lý GCA.

Mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán GCA là những thay đổi mô bệnh học. Viêm dầy xuyên màng cứng, thâm nhiễm, thu hẹp lòng mạch, tăng sinh nội mạc và phá vỡ lớp đệm đàn hồi bên trong. Các thay đổi huyết khối có thể được nhìn thấy tại các vị trí đang hoạt động. Trong 50% trường hợp xuất hiện tế bào khổng lồ đa nhân vì vậy nên không phải là yêu cầu để chẩn đoán xác định GCA

Đau đầu thái dương, sốt, sụt cân, mệt mỏi và chán ăn khi thấy ở người tuổi trên 50 thì luôn dấy lên những nghi ngại về GCA. Hơn 75% bệnh nhân bị GCA có triệu chứng đau đầu vùng thái dương, nhưng cũng có thể là vùng chẩm, vùng quanh hốc mắt hoặc không khu trú. Nhức đầu có khởi phát âm ỉ và dần dần tăng theo thời gian, hiếm khi chúng tự khỏi. Cường độ các cơn đau đầu có thể dữ dội và không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau. Do tính chất lâm sàng không điển hình nên các bác sỹ lâm sàng chỉ thường chẩn đoán chung chung là rối loạn vận mạch hoặc đau đầu chưa rõ nguyên nhân.

Bệnh viêm động mạch thái dương
Bệnh viêm động mạch thái dương

Các dấu hiệu thường thấy gợi ý chẩn đoán:

  1. Nhai và hoặc nói nhiều đau tăng;
  2. Sưng vùng thái dương có thể lan toàn mặt;
  3. Sờ không thấy mạch máu động mạch thái dương đập;
  4. Mất thị lực thoáng qua; một hoặc 2 bên;
  5. Mù đột ngột một hoặc cả 2 bên;
  6. Soi đáy mắt thấy đáy mắt nhợt nhạt do thiếu máu, hoặc đã teo thị thần kinh.
  7. Dùng corticosteroid điều trị thăm dò – đỡ ngay;
  8. Đau nhiều cơ không lý giải được;
  9. Thiếu máu não thoáng qua; đặc biệt là đau gáy vì liên quan hệ thống thông sau;
  10. Có thể ho khan, ho có đờm, khàn giọng do thiếu máu hầu họng;
  11. Có thể liệt chi trên, bầm tím, thiếu mạch ở chi trên, mạch không đối xứng và các chỉ số huyết áp ở 2 chi trên chênh lệch lớn, và hoặc tím tái ngọn chi.
  12. Siêu âm mạch thái dương thấy một quầng sẫm xung quanh lòng động mạch thái dương và có độ nhạy 69% và độ đặc hiệu là 82%. 

Các thuốc dùng đã được thừa nhận trong phác đồ điều trị.

  1. Corticosteroid
  2. Tocilizumab
  3. Methotrexate
  4. Aspirin liều thấp

Liều điều trị và thời gian điều trị thường do kinh nghiệm của các thầy thuốc mà dài hay ngắn khác nhau nhưng ít khi dưới 26 tuần. Là bệnh liên quan Cytokine qua trung gian miễn dịch như IL-6, IL-17, IL-18 … nên việc bị tái phát là không hiếm.

Đa số bệnh nhân có thể giảm bớt và ngừng sử dụng corticosteroid sau một vài năm kể từ khi bệnh khởi phát, nhưng một số bệnh nhân có thể phải sử dụng corticosteroid liều thấp lâu dài. Những tác dụng không mong muốn của corticosteroid là quá nhiều (13 tác dụng phụ không mong muốn). Do vậy mới đây Viện y học bản địa Việt Nam đề xuất 1 số chế phẩm điều hòa miễn dịch từ dược học cổ truyền như MD100, MTP plus … để thay thế. Sản phẩm thay thế luôn nên có Hoàng Cầm và Rau má, vì những vị thuốc này có khả năng ức chế IL-17 và IL-6.

Tóm lại:  GCA là một bệnh toàn thân mạn tính, cần sự phối hợp của các bác sĩ thấp khớp, bác sĩ nhãn khoa, Miễn dịch và bác sĩ thần kinh. Sử dụng corticosteroid lâu dài, là nền tảng của quản lý GCA.

 

Nguồn Bác sĩ Hoàng Sầm/ Yhocbandia.vn

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh Thần Kinh":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn