Bệnh đãng trí hay quên ở người già là do đâu, bạn có các dấu hiệu này không?

Ngày đăng: 19/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Bệnh đãng trí tuổi già là một căn bệnh quen thuộc mà chúng ta có thể bắt gặp xung quanh mình. Phổ biến là thế nhưng khi được hỏi “vì sao ở người lớn tuổi hay bị đãng trí?” thì phần lớn câu trả lời nhận được sẽ là “già là mắc”. Một câu trả lời chung chung, khiến nhiều người lớn tuổi lo lắng, một ngày nào đó mình sẽ rơi vào tình trạng “chẳng nhớ gì”.

Vì sao ở người lớn tuổi hay bị đãng trí?

Chúng ta đều biết rằng, khi tuổi già “gõ cửa” là lúc tình trạng lão hóa xuất hiện trên tất cả các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả não bộ. Theo như thống kê, từ 25 tuổi trở đi mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không thể tái tạo lại. Sau 60 tuổi, tình trạng này diễn ra nhanh hơn kéo theo số lượng tế bào thần kinh bị “chết đi” ngày càng nhiều. Chính vì vậy, trước 60 tuổi, tỷ lệ người mắc chứng đãng trí chỉ khoảng 1%, nhưng sau 60 tuổi tỷ lệ này đã lên 60%. Dẫn đến tình trạng lúc nhớ lúc quên, tâm lý cáu gắt hay nặng hơn là sa sút trí tuệ, tất cả được gọi chung là bệnh đãng trí tuổi già. 

cach-cham-soc-nguoi-gia-bi-lan-6.jpg
Chứng đãng trí tuổi già ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh

Tuy nhiên không phải chứng đãng trí của người già nào cũng xuất phát từ vấn đề tuổi tác, có thể do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hay do bệnh lý làm đẩy nhanh quá trình suy giảm trí tuệ của người bệnh. Tình trạng đãng trí có thể đến từ nguyên nhân bệnh Alzheimer – chứng bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, thậm chí có thể gây ra tử vong.

Dấu hiệu của người đãng trí tuổi già là gì?

Tỷ lệ người già mắc chứng đãng trí rất cao nhưng không phải ai cũng có biểu hiện giống nhau, và mức độ nặng nhẹ cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết vào một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:

Suy giảm trí nhớ ngắn hạn

Chứng đãng trí ở người già thường chia ra thành nhiều giai đoạn bắt đầu từ khởi phát đến nặng, nhưng ở nhiều người khi xác định được triệu chứng, bệnh đã rơi vào tình trạng nặng. 

Khi những tổn thương ở não bộ còn ít, người bệnh sẽ bắt đầu bước vào trạng thái giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ bắt đầu quên ngày tháng năm, hay những việc vừa mới xảy ra như ăn cơm, uống nước, vệ sinh cá nhân hay quên chỗ để đồ. Tình trạng quên này với người bị đãng trí như một hình thức xóa ký ức, tức là người bệnh xác định sự việc đó chưa hề xảy ra. Chính vì vậy, họ thường gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Giảm dần khả năng nhận thức về không gian và thời gian

Người bệnh sẽ bước tiếp vào giai đoạn “đi đứng vô hồn” – mất trí nhớ tạm thời về không gian và thời gian. Vì vậy, thời điểm này người già thường đi lạc và không biết đường về, hỏi gia đình cũng không biết ai và từ đâu đến.  Khi người nhà rơi vào tình trạng này, chúng ta phải đặc biệt quan tâm và chú ý, tránh tình trạng người bệnh đi lạc và gặp nguy hiểm. 

benh-dang-tri-tuoi-gia.jpg
Người bệnh thường xuyên quên mất thời gian và đi lạc

Mất dần khả năng diễn đạt ngôn ngữ và hành vi

Hầu hết người già khi bị đãng trí đều mất dần khả năng về diễn đạt ngôn ngữ hay hành vi. Họ sẽ quên dần cách thể hiện ngôn ngữ, đặc biệt là những từ ngữ khó, những câu dài, hay lặp đi lặp lại một từ mà không diễn đạt được đầy đủ. Họ không thể gọi tên hoặc gọi sai tên đồ vật mà mình muốn nhắc đến. mà mình muốn sẽ thường gọi sai tên đồ vật. Thậm chí, một số người, khả năng diễn đạt ngôn ngữ còn không bằng một đứa trẻ 3-4 tuổi.  

Khó khăn hoặc mất khả năng sinh hoạt hằng ngày

Vấn đề lớn nhất của những người đãng trí là dần họ sẽ mất đi trí tuệ và khả năng chăm sóc chính bản thân mình. Cụ thể, người bệnh sẽ không thể tự chủ trong sinh hoạt hằng ngày như đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh… bởi vì những kỹ năng đó đang bị não bộ “dọn dẹp” và không có khả năng khôi phục. Đó cũng chính là lý do, những người lớn bị đãng trí cần có sự chăm sóc đặc biệt từ phía người thân và những người xung quanh.

Cảm xúc thay đổi thất thường như một đứa trẻ

Khi những kỹ năng cơ bản của một con người dần bị mất đi và không có cách nào tìm lại được, sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mơ hồ, mệt mỏi. Hơn nữa, khi bệnh nặng hơn, những ký ức trong quá khứ, những sự việc đang xảy ra hay những người thân quen trong gia đình hay chính bản thân mình cũng dần trở lên xa lạ sẽ khiến người bệnh cảm thấy bế tắc. Tinh thần có thể bỗng nhiên vui, buồn hoặc khóc lóc như một đứa trẻ, thậm chí họ còn không thể kiểm soát được cảm xúc của chính bản thân mình.

Cách chữa bệnh đãng trí ở người già

Mặc dù khoa học hiện đại đang phát triển từng ngày nhưng đến nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho chứng đãng trí tuổi già này. Phần lớn các phương pháp hiện nay chỉ có tác dụng ức chế quá trình lão hóa hay giảm tạm thời các triệu chứng của bệnh mà thôi.

Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ não bộ

Khi được chẩn đoán và xác định mắc bệnh đãng trí người già, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc bổ não, hoạt huyết giúp cải thiện và kiềm chế quá trình phát triển của bệnh. Các loại thuốc hoạt huyết giúp tăng cường quá trình vận chuyển máu tới các chi và não bộ, từ đó não bộ sẽ được cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết, giảm thiểu quá trình lão hóa hệ thần kinh.

thuoc-bo-nao..jpg
Các loại thuốc hoạt huyết, bổ não đóng vai trò quan trọng với người đãng trí

Tuy nhiên, để đảm bảo đạt được tác dụng như mong muốn, những loại thuốc hoạt huyết này cần đảm bảo ba yếu tố bao gồm: phá các cục máu đông – bổ sung sắt sinh học – hoạt huyết, thông mạch. Khi tuổi càng cao, lượng máu đông tích tụ trong thành mạch càng nhiều làm cản chở quá trình chuyển máu tới não bộ. Cũng như lượng máu mới không sản sinh ra nhiều nữa, khiến não bộ luôn trong tình trạng thiếu máu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đãng trí sớm và nặng ở người già. Chính vì vậy, sử dụng thuốc bổ não với đầy đủ ba yếu tố trên sẽ góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa và kìm chế triệu chứng.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên lựa chọn các sản phẩm bổ não có thành phần thiên nhiên. Vì loại thuốc bổ não, hoạt huyết này sẽ đồng hành trên suốt quãng đường tiếp theo của người bệnh, nên thành phần thảo dược thiên nhiên, ít gây tác dụng phụ có thể sử dụng lâu dài và mang lại hiệu quả sử dụng bền vững. 

Sử dụng các bài tập rèn luyện trí nhớ

Những trò chơi mang tính chất rèn luyện trí nhớ sẽ giúp những người đãng trí cải thiện và kìm chế được phần nào tốc độ phát triển của bệnh. Người nhà hoặc người chăm sóc có thể tham gia chơi cùng nhau các trò chơi cần vận dụng trí nhớ như cờ vua, giải đố, nhìn hình đoán chữ, xếp hình… Việc tham gia chơi cùng nhau vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình vừa giúp não bộ có cơ hội “tập luyện” nhiều, từ đó khỏe mạnh hơn và cải thiện phần nào tình trạng hay quên ở người lớn tuổi.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt cho não bộ

Với những người lớn tuổi bị đãng trí, dinh dưỡng đóng một phần trong trọng trong phác đồ điều trị, vì vậy cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng riêng. Bổ sung vào bữa ăn hằng ngày các loại thực phẩm ví như “thuốc bổ” của bộ não như cá hồi, cá ngừ với hàm lượng acid folic cao và các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 (giúp giảm nồng độ hormone homocysteine), vitamin E và vitamin C ( chống oxy hóa)… Đồng thời, tăng cường các loại rau xanh, nhất là các loại trái cây sẫm màu sẽ tốt cho máu, thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều máu mới.

Người bệnh cũng nên hạn chế các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, hay các loại thức ăn có chứa chất bảo quản. Những loại thực phẩm này không những không có lợi cho não bộ mà còn làm tăng lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ gây đột quỵ ở người lớn tuổi.

Phòng ngừa chứng bệnh đãng trí tuổi già

Thay vì tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh hiệu quả, bạn nên tham khảo áp dụng các biện pháp cải thiện trí nhớ và phòng ngừa bệnh đãng trí ở người lớn tuổi.

Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và hạn chế căng thẳng:

Khi đầu óc của bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, các dây thần kinh phải căng mình để hoạt động đáp ứng được “nhu cầu” đưa ra. Khi tình trạng này kéo dài sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa và “chết đi” của các nơron thần kinh diễn ra nhanh hơn. Đây chính là nguyên nhân đầu dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi và khiến tình trạng hay quên ngày càng trầm trọng. Vì vậy, với những người lớn tuổi, thay vì suy nghĩ quá nhiều, hay làm việc quá sức, hãy luôn thư giãn đầu óc bằng việc nghe nhạc, tham gia các hoạt động sinh hoạt tuổi già, để cơ thể luôn trong trạng thái vui vẻ, sảng khoái không lo âu. 

Hạn chế hoặc không sử dụng các chất gây kích thích:

Dù với người trẻ hay người lớn tuổi, các loại chất kích thích như rượu, bia được xem “độc dược” với sức khỏe toàn diện nói chung và não bộ nói riêng. Trong các chất kích thích này có hàm lượng chất gây nghiện và kích thích rất cao, ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển tế bào gây mất trí và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Bổ sung các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là B12

Các vitamin đặc biệt là B12 có tác dụng tốt trong việc bảo vệ tế bào thần kinh, giúp não bộ hoạt động khỏe mạnh. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B12 sẽ gây ra những tổn thương ở não bộ. Chính vì vậy, ở người lớn tuổi việc bổ sung vitamin B12 càng quan trọng, khi họ khó hấp thụ được vitamin qua thực phẩm. Do đó, tăng cường bổ sung chế độ ăn giàu vitamin sẽ giúp người già cải thiện suy giảm trí nhớ.

Tham gia tập luyện thể dục thể thao

Thể dục thể thao như một “phương thuốc” vô cùng hữu hiệu mà bệnh lý nào cũng nên áp dụng. Với những người lớn tuổi, những bài thể dục nhẹ nhàng không mất quá nhiều sức như yoga, thiền, thái cực quyền… sẽ giúp quá trình chuyển hóa trong cơ thể được diễn ra mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, những bài tập này cũng đẩy nhanh quá trình vận chuyển máu tới các chi, giúp não bộ được khỏe mạnh, Ngoài ra, việc tập thể thao thường xuyên còn giúp giảm căng thẳng và giữ tinh thần thoải mái lạc quan, yêu đời.

Uống đủ lượng nước yêu cầu của một ngày

Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể, nên nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì, phát triển và vận hành trong cơ thể. Đối với người lớn tuổi, việc bổ sung nước đầy đủ lại càng cấp thiết. Khi người già rơi vào tình trạng mất nước, sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, lâu dài có thể gây ra lú lẫn, buồn ngủ, mất trí nhớ và các triệu chứng khác. Vì vậy, người già nên uống ít nhất 1,5- 1,8 lít nước một ngày, bao gồm cả nước hoa quả và nước canh.

Đãng trí ở người lớn tuổi, người già tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, vai trò của người chăm sóc rất quan trọng trong việc kiềm chế triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn