Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới

Ngày đăng: 18/06/2024  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Cục máu đông rải rác trong mạch máu, gây cản trở sự lưu thông của máu đến não, tim và các cơ quan, có thể đe doa tính mạng nếu không được điều trị. Bên cạnh việc dùng thuốc, thì áp dụng một số bài tập cũng giúp làm tan máu đông và giảm nguy xảy xa biến chứng. 

Cục máu đông nguy hiểm ra sao? 

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, là những cục máu đông rắn hình thành trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Cục máu đông hình thành tự nhiên có thể giúp cầm máu khi bị thương, nhưng nó cũng có thể gây ra nhiều nguy hiểm nếu hình thành bất thường.

Cục máu đông có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Cục máu đông có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Một số biến chứng nguy hiểm của cục máu đông có thể kể đến như: 

  • Tắc nghẽn mạch máu: Cục máu đông có thể di chuyển và làm tắc nghẽn mạch máu ở các cơ quan quan trọng như tim, não hoặc phổi. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng y tế nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc thuyên tắc phổi.
  • Hoại tử các mô: Cục máu đông có thể làm giảm lưu thông máu đến các mô, dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Điều này có thể gây tổn thương mô, thậm chí dẫn đến hoại tử.
  • Suy tĩnh mạch sâu: Đây là tình trạng hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu ở chân. Cục máu đông tĩnh mạch sâu hay huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể di chuyển theo dòng máu đến phổi, gây ra thuyên tắc phổi. 

Nếu cục máu đông gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, thuyên tắc phổi, nó có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cục máu đông bất thường có thể hình thành do nhiều nguyên nhân như: Là di chứng hậu Covid-19 hoặc sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, bị sốt xuất huyết, nhiễm trùng, bị bệnh gan, tiểu đường, hoặc cũng có thể xuất phát từ thói quen nằm, ngồi quá lâu, lười vận động. 

6 tín hiệu cảnh báo nguy cơ cục máu đông

Dấu hiệu nhận biết cục máu đông có thể là đau nhức, sưng phù chân
Dấu hiệu nhận biết cục máu đông có thể là đau nhức, sưng phù chân
  • Sưng chân tay: Đột ngột bị sưng một bên chân hoặc bàn chân, đau nhức 1 bên cơ thể, khó đi lại, nâng cao chân bị đau. 
  • Yếu tay chân: Tay chất yếu, đặc biệt một bên chân không lên được, dáng đi không vững, chân bị tê.
  • Thay đổi màu da: Da ở khu vực bị cục máu đông có thể chuyển sang màu đỏ, tím hoặc xanh.
  • Đau đầu: Thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. 
  • Khó thở khi ngồi lâu: Trong sinh hoạt hằng ngày cũng hay thấy mệt mỏi, hay khó thở, hụt hơi khả năng là dấu hiệu của thuyên tắc phổi. 
  • Đau tức ngực: Ngực đạp như đánh trống, đau tim, tức ngực kèm mệt mỏi là triệu chứng cục máu đông ảnh hưởng đến tim. 

Bài tập hỗ trợ làm giảm/ tan cục máu đông 

Theo nghiên cứu, cứu mỗi giờ ngồi yên sẽ làm tăng 10% nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu, cục máu đông và ngồi trên 90 phút sẽ làm giảm 50% lưu lượng tuần hoàn máu của khớp gối. 

Ngồi lâu, ít vận động làm giảm sức co cơ của các chi, khiến tốc độ dòng chảy của máu bị chậm lại, độ nhớt của máu tăng lên, nguy cơ cục máu đông tích tụ sẽ cao hơn. 

Do đó, để tránh xa cục máu đông cần đặc biệt ghi nhớ 2 từ “vận động”. Tập thể dục là biện pháp phòng và kiểm soát cục máu đông hiệu quả nhất. Dưới đây là một số động tác, bài tập giảm cục máu đông bạn có thể áp dụng: 

Móc ngón chân

moc ngon chan

  • Ngồi xuống và duỗi thẳng chân. Dùng hết sức móc các ngón chân về phía người trong 10s rồi duỗi thẳng bàn chân ra 
  • Làm lặp lại càng nhiều càng tối, nhất là khi ngồi lâu trong văn phòng, ngồi ô tô đường dài. 

Kiễng gót chân và móc ngón chân

nhon got chan

  • Đứng và kiễng gót chân 3s, sau đó lại hạ xuống và móc ngón chân thêm 3s
  • Khi thực hiện có thể đặt tay lên bắp chân để cảm nhận rõ các cơ thắt lại và thả lỏng 

Động tác này có tác dụng siết các cơ như khi đi bộ và thúc đẩy máu lưu thông, hạn chế máu ứ trệ và tập kết thành cục máu đông to hơn.

Xoay mắt cá chân 

xoay mat ca chan

Ngồi xuống và nâng chân lên với các ngón chân hướng lên chân. Sau đó, xoay mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ 10 lần và xoay ngược kim đồng 10 lần. 

Nâng cao gối 

nang cao goi

  • Tư thế đứng: Giữ một chân làm trụ, một chân nâng cao gối góc 90 độ. Đổi chân sau 5s. 
  • Tư thế nằm: Hai chân duỗi thẳng, nâng đầu gối một chân về phía ngực và giữ trong 5s, sau đó đổi chân. Lặp lại 10 lần. 

Xoay cổ

Xoay co

  • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, cổ thẳng. 
  • Xoay cổ theo chiều kim đồng hồ 10 lần và ngược chiều kim đồng hồ 10 lần. 
  • Lặp lại khoảng 2-3 phút. Ngày thực hiện khoảng 3 lần. 
  • Động tác này giảm nguy cơ cục máu đông gây cản trở máu lên não, tăng máu lưu thông lên não. 

Xoay vai

xoay vai

  • Đặt hai tay lên bả vai, xoay vai về phía trước 10 lần và xoay ngược lại 10 lần. Thực hiện 5-10 phút. Ngày có thể thực hiện 2-3 lần. 

Vuốt bàn tay và ngón tay

vuot tay

  • Vuốt nhẹ bàn tay và ngón tay khoảng 10-20 lần. Lặp lại nếu tay chân thường xuyên bị tê bì, nhức mỏi. 

Duỗi cánh tay

bai tap tan cuc mau dong 3

  • Đưa hai cánh tay lên trên, qua đầu, hai tay chắp lại. 
  • Duỗi hai cánh tay lên trên, lòng bàn tay hướng về phía trước. Giữ trong 5s. 
  • Duỗi hai tay lên với lòng bàn tay hướng lên trên. Giữ trong 5s. 
  • Lặp lại động tác này 10 lần trong khi tập. 

Đi bộ 

bai tap tan cuc mau dong 2

Dành ra 20-30 phút mỗi ngày để đi bộ. Bài tập đi bộ rất tốt cho việc lưu thông máu, giúp giảm và ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông. 

Nếu làm việc văn phòng hãy nghỉ ngơi bằng cách di chuyển hoặc đi bộ trong khi đi vệ sinh, uống nước. 

Nếu đi xe đường dài hãy tranh thủ thời gian gian nghỉ giữa chặng để đi bộ và vận động nhẹ nhàng trong vài phút. 

Trên đây là một số bài tập làm tan cục máu đông đồng thời cải thiện tuần hoàn máu, giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông mới. 

Nguồn 1 – Huyết khối tĩnh mạch sâu: http://msdmanuals.com/vi/professional/rối-loạn-chức-năng-hô-hấp/thuyên-tắc-động-mạch-phổi-pe/thuyên-tắc-động-mạch-phổi-pe

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn