Xây xẩm mặt mày khi đứng dậy khi đổi tư thế khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Ngày đăng: 12/09/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Tình trạng xây xẩm mặt mày có thể chỉ là biểu hiện khi đi quá lâu dưới trời nắng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan, đặc biệt là với những trường hợp xây xẩm mặt mày diễn ra thường xuyên và kéo dài thì cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân để có cách khắc phục hợp lý. 

Xây xẩm mặt mày là gì?

Xây xẩm mặt mày là tình trạng người bệnh có những biểu hiện như: cảm thấy tối sầm, hoa mắt, choáng váng, quay cuồng, cơ thể mất cân bằng và có thể bị ngã. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng vài giây hoặc vài phút. 

Xây xẩm mặt mày là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

  • Hạ huyết áp tư thế

Khi bạn thay đổi tư thế một cách đột ngột từ nằm sang ngồi hoặc từ ngồi sang đứng có thể dẫn đến hạ huyết áp tư thế và xảy ra các triệu chứng xây xẩm mặt mày, nhức đầu, buồn nôn, mờ mắt, nghiêm trọng hơn có thể ngất xỉu. 

Tình trạng xây xẩm mặt mày xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột 
Tình trạng xây xẩm mặt mày xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột

Thông thường, hạ huyết áp tư thế chỉ hết sau vài giây hoặc vài phút. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan trước tình trạng này bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm khác như u não, hạ đường huyết, bệnh tim, Parkinson,…

Vì vậy, nếu thường xuyên bị xây xẩm mặt mày kèm theo đau đầu đột ngột, suy giảm thính giác và thị giác, tay chân run rẩy thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và khắc phục.

  • Rối loạn tiền đình

Tiền đình thuộc hệ thần kinh và nó nằm ở tai trong, có vai trò điều chỉnh sự thăng bằng cho cơ thể. Những áp lực và căng thẳng trong cuộc sống có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình, gây mất cân bằng và khiến người bệnh gặp các tình trạng: ù tai, đau đầu, xây xẩm mặt mày, buồn nôn, mất thăng bằng, mệt mỏi, mất tập trung, lo âu, trầm cảm,…

  • Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ thường đến từ việc ngồi sai tư thế trong một khoảng thời gian dài, làm hình thành các gai xương (gai đốt sống cổ) chèn ép mạch máu cùng với rễ thần kinh nên gây ra tình trạng thiếu máu não và dẫn tới các triệu chứng của rối loạn tiền đình, trong đó có tình trạng xây xẩm mặt mày. 

  • Thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng lượng máu đến não bị suy giảm đột ngột và có triệu chứng phổ biến là xây xẩm mặt mày. Đây là một bệnh lý mà mọi độ tuổi đều có thể gặp và nó có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Do đó, cần đến ngay các cơ sở y tế nếu tình trạng xây xẩm mặt mày kéo dài kèm theo các triệu chứng khác như: buồn nôn, đau đầu, nhìn mờ, khó phát âm, đổ mồ hôi lạnh,…

  • Bệnh tim mạch 

Các bệnh lý tim mạch gây ra tình trạng xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, nên ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy đến não, khiến người bệnh thường bị xây xẩm mặt mày khi đứng dậy và một số triệu chứng như đau đầu, ù tai, đổ nhiều mồ hôi,…

  • Bệnh hô hấp

Một số bệnh lý hô hấp như: hen, tắc nghẽn phổi dẫn đến rối loạn hô hấp, phù phổi,…làm cho cơ thể không được cung cấp đủ oxy và gây ra tình trạng xây xẩm mặt mày. 

Những bệnh lý hô hấp là một trong các nguyên nhân gây xây xẩm mặt mày 
Những bệnh lý hô hấp là một trong các nguyên nhân gây xây xẩm mặt mày

Nên làm gì khi bị xây xẩm mặt mày?

  • Uống đủ nước

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến xây xẩm mặt mày là việc cơ thể mất nước. Do đó, khi thấy đau đầu hoa mắt chóng mặt thì bạn cần bổ sung đủ nước để tránh mất cân bằng dịch và giúp máu lưu thông tốt hơn. Ngoài nước lọc thì bạn có thể uống một số loại nước có thể làm giảm xây xẩm mặt mày hiệu quả như:

  • Trà gừng, nước gừng: Trong gừng có hoạt chất gingerol có thể giúp lưu thông máu não và giảm hoa mắt, chóng mặt. Bạn có thể pha các loại trà gừng đóng gói hoặc nếu không có sẵn thì hãy dùng vài lát gừng tươi pha vào nước ấm để uống. 
  • Nước chanh: Trong chanh có nhiều vitamin C có thể giúp cơ thể tỉnh táo, giảm được sự khó chịu bởi những cơn hoa mắt chóng mặt và cơ thể nhanh hồi phục. Bạn có thể thêm đường để uống cùng.
  • Nước pha mật ong: Trong mật ong chứa nhiều dưỡng chất như: vitamin B, C, magie, sắt, canxi,… không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn phòng ngừa tình trạng chóng mặt. Bạn có thể pha mật ong cùng nước chanh hay giấm táo để uống. 
  • Hít thở sâu

Khi cảm thấy xây xẩm mặt mày, quay cuồng và có cảm giác như sắp ngất thì không nên chuyển động mạnh mà cần ngồi hay nằm một cách từ từ, sau đó nhắm mắt và hít thở sâu. Việc này sẽ giúp não được cung cấp thêm một lượng oxy và hệ thần kinh được thư giãn hơn. 

  • Ăn nhẹ

Cảm giác xây xẩm mặt mày có thể do lượng đường trong máu giảm nên khi có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, bạn có thể ăn nhẹ một số món ăn có lượng đường cao như: các loại trái cây nhiều nước, các loại hạt, socola, sữa chua,…

  • Nghỉ ngơi hợp lý

Làm việc quá sức và ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến suy kiệt cơ thể gây ra tình trạng xây xẩm mặt mày. Do đó, bạn cần sắp xếp công việc hợp lý, ngủ đủ giấc và khi hoa mắt, chóng mặt thì cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể phục hồi lại năng lượng. 

Cách phòng tránh xây xẩm mặt mày

  • Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng và phong phú đồng thời phải phù hợp với bệnh lý mắc phải. Với những trường hợp bị thiếu máu thì nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt đỏ, rau bina, đậu phụ,…
  • Chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Có thể thay nước lọc bằng một số loại trà thảo mộc, sinh tố, nước ép trái cây,…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc điều độ, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
  • Tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe thể chất và giúp máu huyết được lưu thông.
Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để phòng tránh xây xẩm mặt mày

Nhìn chung, xây xẩm mặt mày có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả những bệnh lý nguy hiểm. Để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất, cần chú ý khám sức khỏe định kỳ và nên gặp bác sĩ ngay khi tình trạng xây xẩm mặt mày diễn ra thường xuyên kèm theo nhiều biểu hiện bất thường.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn