Chóng mặt sau sinh là hiện tượng rất phổ biến và nó khiến chị em không thể tập trung và dễ xảy ra những chấn thương do té ngã. Chính vì vậy chị em cần nắm rõ các nguyên nhân gây ra chóng mặt và có biện pháp khắc phục kịp thời
Tình trạng chóng mặt sau sinh
Nhiều chị em sau khi sinh luôn gặp tình trạng đầu óc quay cuồng, choáng váng, đi hay đứng không vững. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà nó khiến cho việc chăm sóc con nhỏ của các chị em trở nên khó khăn hơn. Nếu để lâu không xử lý, các mẹ sau sinh dễ rơi vào lo lắng, suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến trầm cảm.
Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt sau sinh
Tình trạng chóng mặt sau sinh thường rất phổ biến bởi chị em thường gặp các vấn đề về sức khỏe như:
Các sản phụ sau khi sinh mất nhiều máu nên sức khỏe suy kiệt, cùng với việc thường xuyên phải thức đêm chăm con dẫn đến thiếu ngủ, căng thẳng,…chính là những yếu tố dẫn đến rối loạn tiền đình và khiến các chị em có các biểu hiện như: ù tai, quay cuồng, đau đầu hoa mắt chóng mặt,…
- Bị thiếu máu
Quá trình sinh nở khiến chị em mất nhiều máu và tình trạng ngủ đủ giấc dẫn đến thiếu máu sau sinh. Khi đó, lượng hồng cầu trong máu giảm không chỉ gây ra tình trạng chóng mặt mà còn khiến chị em buồn nôn, tức ngực khó thở, da xanh xao, móng tay giòn, tóc khô, ăn không ngon, dễ nóng giận,…
- Tụt huyết áp
Nhiều sản phụ sau khi sinh huyết áp bị tụt chỉ còn dưới 90/60mmHg dẫn đến các tình trạng: chóng mặt, vã mồ hôi, choáng váng, mệt mỏi, đau đầu chóng mặt buồn nôn, mờ mắt, tim đập nhanh, chân tay lạnh,…
Một số bệnh lý sau sinh như thiếu máu hay huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, làm cho não không đủ oxy và gây ra chóng mặt đột ngột, hoa mắt, đau mỏi, tê bì tay chân, rối loạn giấc ngủ,…
- Suy nhược cơ thể
Những vất vả trong quá trình mang thai và sinh nở cùng áp lực chăm con sau khi sinh khiến các mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi và suy nhược. Tình trạng này làm cho các cơ quan trong cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động và nó dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, đau nhức, khó ngủ, hay quên, dễ cáu,…
- Gặp tác dụng phụ của thuốc
Với các sản phụ sinh mổ sẽ phải sử dụng thuốc gây tê và loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chị em có thể bị hoa mắt, chóng mặt trong 3-4 ngày sau sinh do lượng thuốc vẫn còn dư lại trong cơ thể.
Khắc phục chứng chóng mặt sau sinh
Tình trạng chóng mặt sau sinh có thể xảy ra một cách đột ngột hoặc kéo dài từ 2-3 tháng. Vì vậy chị em cần nắm ngay các mẹo và biện pháp khắc phục dưới đây:
Khắc phục tình trạng chóng mặt đột ngột
Khi bị chóng mặt đột ngột, chị em có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Hít thở sâu: Khi thấy chóng mặt thì chị em cần ngồi nghỉ ngơi sau đó hít thở sâu để giúp oxy lên não, từ đó có thể giảm cảm giác choáng váng.
- Sử dụng gừng: Gừng giúp lưu thông máu lên não và cải thiện tình trạng chóng mặt một cách nhanh chóng. Chị em có thể uống nước gừng, trà gừng hoặc ngậm một lát gừng tươi.
- Uống nước chanh: Vitamin C trong chanh có thể giúp đầu óc tỉnh táo hơn nên khi chóng mặt đột ngột chị em nên uống một cốc nước chanh, có thể cho thêm mật ong hoặc đường để tăng hiệu quả.
Khắc phục tình trạng chóng mặt kéo dài
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Để cải thiện tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt sau khi sinh thì chị em cần chú ý đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo bổ sung đủ 4 nhóm chất cần thiết cho cơ thể bao gồm:
- Chất đạm: Chất đạm giúp chị em có năng lượng và tạo sữa cho con bú. Chị em nên bổ sung các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cá,…
- Chất bột đường: Bổ sung đầy đủ chất bột đường từ gạo, bún, miến, khoai,…sẽ giúp chị em có đầy đủ năng lượng và giảm được các cơn chóng mặt.
- Chất béo: một ngày chị em nên bổ sung 20-30% chất béo từ các thực phẩm như lạc, sữa, bơ, đậu,…để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời hấp thu được các vitamin A, D, E, K có lợi cho sữa, giúp bé phát triển cả về trí não và thị lực.
- Vitamin và khoáng chất: bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, một số loại vitamin như A, B1 và D có ảnh hưởng tích cực đến các vi chất có trong sữa mẹ.
Ngoài ăn đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm chất thì chị em cần chú ý tăng cường các thực phẩm bổ sung sắt để cải thiện tình trạng chóng mặt do thiếu máu. Một số thực phẩm bổ máu chị em có thể tham khảo như: thịt gia cầm, thịt bò, thịt cừu, rau có màu xanh đậm, trái cây giàu vitamin C, nhung hươu,…
- Xây dựng chế độ sinh hoạt
Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất thì chị em cũng cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt để cải thiện tình trạng chóng mặt sau sinh như:
- Ngủ nghỉ khoa học để giảm căng thẳng, nên ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày, có thể tranh thủ thời gian bé ngủ để nghỉ ngơi.
- Nên chia sẻ mọi thứ với chồng và người thân để giảm bớt áp lực và căng thẳng, giúp cho tinh thoải mái hơn.
- Nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập. Một số bài tập chị em có thể thử như: thiền, đi bộ, yoga,…
Nhìn chung, chóng mặt sau sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Dù tình trạng đơn giản hay nghiêm trọng thì các mẹ cũng cần lưu ý để khắc phục một cách nhanh chóng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.
Đáng suy ngẫm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Hoa mắt chóng mặt":
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh