Nước chanh đường không còn quá xa lạ với chúng ta, khi đây là một thứ nước giải khát, giải nhiệt cho những ngày nắng nóng. Khi làm việc mệt, toát nhiều mồ hôi sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sức lực và tinh thần. Vậy uống nước chanh đường có hạ huyết áp không? Và đâu mới là cách uống tốt nhất? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Uống nước chanh đường có hạ huyết áp không?
Nước chanh đường là một trong những loại thức uống phổ biến, thường được dùng nhiều vào mùa hè với mục đích giải nhiệt, cơ thể nhanh chóng được điều hòa lấy lại sức khỏe ban đầu. Ngoài ra, chanh đường còn được biết đến với khả năng tăng cường đề kháng, giải trừ mệt mỏi, hay cải thiện các tình trạng tim mạch một cách hiệu quả.
Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong mỗi quả chanh có một hàm lượng rất lớn những loại vitamin, nổi bật nhất là vitamin C – giúp tăng lượng cholesterol lợi và tiêu diệt các cholesterol có hại trong mạch máu, từ đó giúp quá trình vận hành máu diễn ra tốt đẹp. Bên cạnh đó, chanh còn có một lượng lớn vitamin K giúp giảm căng thẳng trong mạch máu hỗ trợ tim mạch phát triển ổn định.
Vì những điều trên đó nên câu trả lời cho câu hỏi “uống nước chanh đường có hạ huyết áp không?” câu trả lời là có. Tuy nhiên, không phải uống vào là sẽ hạ được ngay, mà loại nước này chỉ có tác dụng hỗ trợ và làm hạ nhẹ huyết áp. Chính vì vậy với những người có huyết áp thay đổi đột ngột, bất thường hay huyết áp quá cao không nên lạm dụng cách này như một phương cách “cứu cánh” cho mình.
Các công thức đơn giản hạ huyết áp bằng chanh
Bên cạnh sử dụng nước chanh đường nhằm làm ổn định huyết áp, bản thân quả chanh cũng có thể được kết hợp với các loại nước khác để tăng cường và cải thiện huyết áp nhanh chóng mà bạn có thể làm ngay tại nhà.
Nước cốt chanh dứa, cà chua – ổn định huyết áp
Một trong những loại thức uống đơn giản, dễ làm mà bạn có thể áp dụng ngay đó chính là công thức kết hợp thần thánh giữa nước cốt chanh, dứa, cà chua. Không chỉ chanh, dứa và cà chua cũng chứa một hàm lượng vitamin C sinh học vô cùng lớn giúp ngăn ngừa quá trình tích tụ mỡ thừa trong thành mạch. Vì vậy, khi được kết hợp cùng chanh sẽ mang đến một “quả bom” vitamin C, giúp ổn định huyết áp trong cơ thể cũng như hỗ trợ hạ huyết áp khi cần thiết.
Nếu bạn sợ những loại quả này quá chua, người bệnh có thể cho thêm một chút đường để điều hòa hương vị, nhưng không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây ra những tác hại không tốt.
Nước cốt chanh, cà rốt, đường phèn và cần tây
Đây không chỉ là một combo giúp hạ huyết áp mà còn giúp thanh lọc giải độc cho cơ thể một cách hoàn hảo. Hàm lượng dinh dưỡng và các hoạt chất có trong cần tây và cà rốt sẽ giúp đẩy nhanh việc cải thiện huyết áp cho người bệnh. Một chút đường phèn giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và điều vị cho bạn một ly nước ép đầy đủ dưỡng chất và vitamin.
Nước chanh hạt chia – tăng huyết áp nhẹ
Nước chanh hạt chia là một loại thức uống quá quen thuộc khi hương vị thơm ngon hấp dẫn, và giàu vitamin. Các vitamin và dưỡng chất có trong hạt chia giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và khi được kết hợp với nước chanh sẽ giúp ổn định huyết áp nhanh chóng. Đây cũng là một công thức mà người cao huyết áp có thể sử dụng thường xuyên nhằm đưa huyết áp của mình về mức ổn định.
Những lưu ý khi sử dụng nước chanh đường hạ huyết áp
Mặc dù chúng ta đã có câu trả lời chính xác và rõ ràng cho câu hỏi “uống nước chanh đường có hạ huyết áp không?”, nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể sử dụng loại nước này một cách thoải mái và cho rằng nó có thể chữa được bệnh huyết áp cao của mình. Phải nhấn mạnh rằng, chứng huyết áp cao là một bệnh lý và cần có sự can thiệp của các loại thuốc cũng như thăm khám của bác sĩ. Những loại thực phẩm như chanh hay mật ong chỉ mang tính chất bổ trợ.
Đó là lý do bạn có thể sử dụng các loại nước này hằng ngày như một liệu pháp giảm thiểu tình trạng tăng áp và giúp điều hòa huyết áp một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trong chanh có hàm lượng axit cao nên bạn lưu ý khi sử dụng vào thời điểm sau các bữa ăn, để đảm bảo các hoạt chất có trong chanh không làm nguy hại đến dạ dày.
Hơn nữa, nếu bạn có bất cứ vấn đề gì xảy ra trong quá trình sử dụng như huyết áp thường xuyên tăng vọt, hay người mệt mỏi, yếu sức, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có những điều trị tiếp theo. Ngoài ra, mặc dù nói là nước chanh đường nhưng bạn nên dùng đường phèn hoặc hạn chế nhất lượng đường dung nạp vào cơ thể, bởi đường tăng cao cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm có khả năng hạ huyết áp thay vì chỉ sử dụng chanh. Khi cơ thể được bồi bổ đầy đủ các loại dưỡng chất cũng như các vitamin, huyết áp sẽ dần ổn định và hạn chế tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát.
Cao huyết áp có uống được nước chanh không? Câu trả lời là có nhưng người bệnh vẫn cần phải tuân thủ theo liều trình mà bác sĩ đã kê trước đó. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh