Người huyết áp cao thường rất sợ vận động, bởi vận động quá sức có thể khiến huyết áp tăng cao và khó kiểm soát. Tuy nhiên, việc tập thể dục lại rất quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng huyết áp cao. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, AZtrinao sẽ hướng dẫn các bài tập yoga cho người huyết áp cao đơn giản có thể tập tại nhà.
Tại sao người huyết áp cao nên tập yoga?
Huyết áp cao là bệnh lý thường gặp hiện nay sinh ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, căng thẳng, áp lực, béo phì… là những yếu tố chính gây ra tình trạng này. Một người được xác định là huyết áp cao khi huyết áp của người đó vượt ngưỡng 120/80 mmHg hoặc chạm ngưỡng 140/90mmHg trong một quãng thời gian cố định.
Với mức huyết áp đo được như thế này, người bệnh sẽ cần thăm khám bác sĩ và cần có phác đồ điều trị thích hợp cũng như sử dụng các loại thuốc điều trị cao huyết áp phù hợp. Nếu như những bài tập thể dục luôn khiến những người huyết áp cao dù muốn cũng không dám tập bởi sợ hoạt động mạnh sẽ vô tình ảnh hưởng tới huyết áp. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục nhẹ nhàng hay cụ thể là yoga sẽ phần nào phòng ngừa và cải thiện bệnh cao huyết áp hiệu quả.
Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng khi bạn tập yoga điều độ lượng mỡ thừa sẽ được đốt đi đáng kể từ đó sẽ giảm được nguy cơ béo phì. Yoga cũng được đánh giá là một trong những bộ môn rất tốt cho hệ tim mạch, nên bất cứ ai tập thời gian dài đều mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, quá trình hít thở hay vào các thế tập cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu từ đó cải thiện và ổn định huyết áp lâu dài và bền vững.
5 bài tập yoga hạ huyết áp cấp tốc đơn giản thực hiện tại nhà
Với những người cao huyết áp, việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng với các bài tập yoga chuyên biệt dành cho người huyết áp cao sẽ giúp cải thiện nhanh chóng và huyệt quả tình trạng tăng áp. Một số tư thế đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tập luyện tại nhà:
Tư thế cây cầu – giảm áp lực máu lên thành mạch
Một trong những tư thế đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện tự điều trị huyết áp cao tại nhà mà vẫn giúp ổn định huyết áp và hạn chế các áp lực máu lên thành mạch.
Bước 1: Nằm ngửa trên thảm và hít thở đều
Bước 2: Đưa hai chân đạp sàn, bàn chân cách mông khoảng một bàn chân hoặc một bàn chân rưỡi tùy thuộc vào độ dài của chân. Hai tay thả lỏng xuôi theo thân người.
Bước 3: Hít thật sâu, từ từ đưa phần lưng và mông lên cao nhất có thể. Hai tay vẫn thả lỏng để dưới sàn và hai đầu gối không chụm vào nhau.
Một lưu ý nhỏ với bước này là người bệnh phải rút bụng dưới và dùng lực cơ bụng để đẩy thân dưới lên. Tuyệt đối không nhả bụng trong quá trình lên thế tránh ảnh hưởng tới phần thắt lưng.
Bước 4: Giữ thể trong 5-10 nhịp thở hoặc nếu tốt cho thể hít thở dương – dưỡng 5 nhịp. Mỗi lần hít vào cố gắng đưa phần thân dưới lên cao nhất có thể.
Bước 5: Hít thở đều và từ từ thoát thế.
Tư thế gập người – đưa huyết áp về trạng thái cân bằng
Với những ai huyết áp không ổn định nhưng cũng không quá cao thì tư thế gập người thực sự là một giải pháp hoàn hảo. Khi vào tư thế này kèm với hít thở, huyết áp của bạn sẽ nhanh chóng ổn định và về vị thế thăng bằng. Không chỉ huyết áp mà tâm trí của bạn cũng được giải phóng hoàn toàn.
Bước 1: Ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực và hai chân thẳng với tư thế ngồi vuông (phần chân và thân trên tạo thành một góc vuông)
Bước 2: Từ từ kéo chân phải về phía bụng với tư thế ngồi khoanh chân một nửa. Bạn để chân làm sao cho phần bàn chân phải áp vào đùi trong của chân trái.
Bước 3: Hít một hơi thật sâu và từ từ cúi gập người sao cho phần bụng, ngực và mặt chạm vào chân trái. Ở tư thế này nếu như bạn chưa thể gập sâu như mô tả, bạn có thể gập theo khả năng của mình nhưng cần đảm bảo phần lưng giữa (ngực) phải ưỡn lên và luôn tạo thành một đường thẳng với đầu và thắt lưng.
Bước 4: Vươn hai tay từ từ đè ngón chân cái của chân phải xuống. Khi đè ngón chân cái bạn sẽ cảm thấy rút và đau nhẹ. Đây là phản ứng kích hoạt thần kinh tim bình thường nên bạn không cần quá lo lắng.
Bước 5: Hít thở từ 5-10 nhịp thở, có thể thở dương dương nếu được
Bước 6: Thoát thế và chuyển sang chân trái.
Tư thế cái cây – điều hòa và giữ thăng bằng
Nếu như hai tư thế trên tập trung vào khả năng mềm dẻo của cơ và xương, thì ở tư thế này sẽ tập trung vào sự thăng bằng, giúp người bệnh hạ huyết áp nhanh chóng.
Bước 1: Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, hai tay buông theo thân
Bước 2: Hít một hơi thật sâu, đưa chân trái lên đặt lên đùi phải và từ từ đưa hai tay chắp trước ngực.
Bước 3: Mắt nhìn thẳng và tập trung vào một điểm nhất định và hít thở dương dương 5 nhịp
Bước 4: Thở ra đều đều, thoát thế và chuyển sang chân phải.
Tư thế chữ thập – hạ huyết áp nhanh chóng
Với bất cứ ai theo bộ môn yoga nhằm mục đích ổn định huyết áp đều biết đến tư thế chữ thập “huyền thoại” giúp bạn tăng cường quá trình vận chuyển máu, hạn chế các áp lực tới thành mạch giúp ổn định và cải thiện huyết áp.
Bước 1: Đứng thẳng người, tay đưa lên cao, hai lòng bàn tay hướng vào nhau và tay kẹp sát tai.
Bước 2: Đưa dài chân phải về phía trước. Từ từ hạ thân trên xuôi theo chân phải đứng gập người.
Bước 3: Xoay người sang trái, tay trái nắm cổ chân phải, tay phải đưa lên cao về đúng tư thế chữ thập.
Bước 4: Hít thở đều trong 5-10 nhịp thở
Bước 5: Thoát thể và đổi chân
Tư thế chim đại bàng – hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Đây là một tư thế cải tiến và “nặng đô” hơn so với tư thế cái cây trước đó. Ở tư thế này bạn cần phải giữ thăng bằng rất tốt và tập trung cao độ mới có thể giữ thế. Thông thường, tư thế này cần những người có kinh nghiệm hoặc đã từng tập yoga trước đó.
Bước 1: Đứng thẳng hai chân buông theo thân
Bước 2: Đưa chân phải lên và quặp chặt vào chân trái như cuốn dây. Sau đó từ từ đưa hai tay quặp tương tự và đưa về trước ngực.
Bước 3: Hít thở đều trong 5-10 nhịp thở, thư giãn hoàn toàn phần đầu
Bước 4: Thoát thế, đổi bên
Một vài lưu ý khi tập yoga cho người cao huyết áp
Các bài tập yoga đơn giản, nhẹ nhàng nhưng mang lại kết quả điều trị tốt cho những người cao huyết áp. Tuy nhiên, trong quá trình tập, người bệnh cũng nên lưu ý một vài điểm sau để tránh những sai lầm không đáng có.
- Khi bắt đầu tập luyện yoga nhằm mục đích ổn định huyết áp, người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ và đảm bảo có huấn luyện viên ở cạnh hỗ trợ tập luyện.
- Người bệnh nên hạn chế hoặc không nên tập những động tác mà phần đầu thấp hơn so với chân, bởi nó có thể làm tăng huyết áp của bạn.
- Những người có huyết áp quá cao nên cân nhắc trước khi tập luyện.
- Trong quá trình tập luyện nếu người bệnh cảm thấy khó thở, người mệt mỏi nên gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi tiếp tục tập luyện
Trên đây là các bài tập yoga cho người huyết áp cao mà người bệnh có thể tự tập luyện tại nhà. Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích và chất lượng.
Đáng suy ngẫm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh