Mất tập trung khi học dễ dẫn tới rỗng kiến thức, khiến trẻ khó tiếp thu và không theo kịp chương trình. Nếu tình trạng này kéo dài và cha mẹ không có hướng giải quyết sẽ khiến kết quả học tập của trẻ sa sút đi đáng kể, tệ hơn là hình thành thói quen hằng ngày khó bỏ cho trẻ. Có vô vàn nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học của trẻ, và dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến nhất, mời cha mẹ tham khảo và tìm cách khắc phục.
Tầm quan trọng của sự tập trung trong học tập
- Sự tập trung giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của quá trình học tập, không lơ là việc học
- Sự tập trung giúp trẻ nắm kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn
- Sự tập trung giúp trẻ dễ dàng xâu chuỗi kiến thức, vận dụng vào thực tế và tìm tòi phát huy sáng tạo
- Sự tập trung khi học hơn thế nữa còn giúp trẻ tò mò, thích thú với việc tiếp thu kiến thức ở mọi lúc mọi nơi.
Tập trung được đánh giá là từ khóa quan trọng đối với quá trình học tập và trưởng thành, không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Đặc biệt trong thời đại công nghệ có vô vàn thú vui khiến trẻ tò mò và hứng thú. Đó là lý do vì sao có những đứa trẻ thông minh với chỉ số IQ rất cao, nhưng kết quả học tập lại ngày càng sa sút.
6 nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học thường gặp ở trẻ
1. Internet và các thiết bị công nghệ
Công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại. Trải qua thời kỳ dịch covid 19 việc trẻ tiếp xúc với công nghệ cũng dần trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên điều này cũng khiến các con bị phụ thuộc và đam mê các trò chơi giải trí và mạng xã hội quá đà.
Nếu bạn thường xuyên theo dõi báo chí thì sẽ thấy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc trẻ lạm dụng các thiết bị điện tử thông minh như ipad, smartphone sẽ làm giảm đi sức tập trung trong học tập, đặc biệt là ở hình thức học online.
Bên cạnh hình thức học online, nhiều học sinh mang điện thoại tới trường và lén sử dụng khi thầy cô giảng bài, đây cũng là nguyên nhân gây mất gây tập trung trong giờ học trên lớp. Không chỉ gây chểnh mảng, internet và các thiết điện tử thông minh còn làm rối loạn nhịp sinh học và khiến trẻ mất ngủ, khó ngủ. Chính vì thế khi đến lớp tâm trạng thường uể oải khó tập trung, đặc biệt là buổi sáng.
2. Thiếu máu lên não do thiếu ngủ, dinh dưỡng kém
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ và cơ thể. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi, trung bình cần ngủ từ 9 – 11 tiếng mỗi ngày. Nếu không đáp ứng đủ thời gian này trẻ sẽ có biểu hiện của trí nhớ kém, tinh thần uể oải. Việc mải chơi quên đi giấc ngủ khiến trẻ không có sự tập trung trong giờ học.
Trong khi đó, chế độ ăn cân bằng, đủ dinh dưỡng cũng là tiền để cung cấp đủ năng lượng giúp trẻ khỏe mạnh, tỉnh táo khi học tập. Quan trọng hơn, dinh dưỡng cần đáp ứng đủ để cơ thể của trẻ sản sinh máu huyết, tăng cường máu lưu thông lên nuôi não, qua đó trẻ có trí nhớ tốt, giảm tình trạng mất tập trung trong học tập.
Ngoài cân chỉnh lại chế độ ăn uống và lịch sinh hoạt cho trẻ, cha mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bổ máu, tăng khả năng lưu thông máu. Đây cũng là một cách để ngăn chặn nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học do chứng thiếu máu não gây nên.
3. Cha mẹ giáo dục sai cách khiến trẻ mất tập trung khi học
Khá khó tin nhưng không có phương pháp dạy trẻ mất tập trung chính là nguyên nhân khiến chúng mất tập trung khi học. Trẻ được nuông chiều khi gặp vấn đề trong quá trình học tập, các con sẽ có thói quen dựa dẫm, thiếu đi sự chủ động và tập trung giải quyết vấn đề. Ngược lại, cách giáo dục tiêu cực như đánh đòn, đe nẹt, quát tháo lại gây cho trẻ tâm lý tự ti, sợ hãi… Chính vì vậy việc có một phương pháp giáo dục đúng là rất quan trọng.
Cha mẹ nên điều chỉnh cách giáo dục con theo hướng tích cực: Hãy khen ngợi động viên khi con làm tốt; nhẹ nhàng điều chỉnh hành vi cho con khi trẻ làm sai; hoặc để trẻ chủ động xử lý khó khăn… đó sẽ là bước đệm giúp con tăng sự tập trung khi bước vào giai đoạn học tập. Nói cách khác, cha mẹ nên để con tự đưa ra phương pháp xử lý, chỉ khi trẻ quá khó khăn cha mẹ mới đề nghị giúp đỡ.
4. Không gian cũng là nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ khó có thể tập trung cao khi phải học tập trong môi trường ồn ào, thiếu ánh sáng hoặc bừa bộn. Chắc hẳn các bậc cha mẹ đã từng có một khoảng thời gian khó khăn khi cho con học online tại nhà. Ngoài các thiết bị điện tử thì không gian nhà với nhiều đồ đạc cùng tiếng ồn sinh hoạt từ người thân cũng chính là một nguyên nhân mất tập trung khi học online.
Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ sắp xếp không gian học tập phù hợp, dựa trên mong muốn của con. Bởi lẽ chỉ khi trẻ thích thú mới tăng cường khả năng nhận thức và tiếp thu. Nếu cần sửa lại không gian học tập cho con, hãy để trẻ được lựa chọn màu sắc và những vật dụng mà con yêu thích.
5. Trẻ bị cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng dẫn đến áp lực
Việc cha mẹ đầu tư thời gian và tiền bạc cho con với mong muốn trẻ phát triển tốt nhất là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên khi kỳ vọng của cha mẹ đặt lên con cái quá lớn thậm chí một số phụ huynh còn áp lực con cái về mặt thành tích, khiến con cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Ngoài việc tập trung bài học, trẻ sẽ bị chi phối bởi lời nói hành động của bậc cha mẹ về thành tích, thứ hạng, so sánh,… khiến trẻ căng thẳng, tủi thân hay sợ hãi. Đây cũng là nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học.
Đối với tình huống này, cha mẹ chỉ nên đưa ra mục tiêu mức vừa phải, phù hợp với năng lực và sức phấn đấu của trẻ. Luôn khích lệ khi trẻ làm tốt; bày tỏ sự ghi nhận khi con đã cố gắng mà kết quả chưa được như ý; cho con có thời gian thư giãn giải trí với các trò chơi lành mạnh.
6. Tâm sinh lý ảnh hưởng tới sự tập trung của con
Tâm sinh lý thay đổi là một trong số những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ mất tập trung trong học tập. Lý do này xảy ra chủ yếu với lứa tuổi dậy thì, những thay đổi của cơ thể khiến con tò mò, khám phá, luôn quanh quẩn trong đầu suy nghĩ từ đó ảnh hưởng tới quá trình học tập. Bậc cha mẹ hãy sát sao hơn để tìm cách giải quyết nhanh chóng nhất giúp trẻ ổn định và tập trung hơn vào việc học.
Trên đây là những nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học phổ biến, xuất phát từ phía gia đình và bản thân trẻ. Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng giảng dạy của giáo viên và nhà trường cũng cần được xem xét. Cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp giáo dục khác nhau sao cho phù hợp nhất với con và hãy luôn quan tâm sát sao trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh