Bài viết được chia sẻ bởi Tiến sĩ. Bác sĩ CC Ngô Quang Trúc chuyên khoa Tâm thần – Thần kinh, trên trang Y học Bản Địa.
Thiếu máu não cục bộ tạm thời (TMNTT), hay thiếu máu não thoáng qua, là một tình trạng mất đột ngột các chức năng của não như rối loạn ý thức, rối loạn vận động tự chủ (liệt tay chân, nói khó…)… thoáng qua (không quá 24 giờ từ lúc khởi phát bệnh) và tiến triển bệnh hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ; nhưng loại trừ không bị chấn thương (chấn thương sọ não…).
Theo bảng phân loại loại bệnh của Tổ chức y tế thế giới WHO (ICD -10 năm 1992), thiếu máu cục bộ tạm thời thuộc bệnh thần kinh đánh số G45.
Thiếu máu cục bộ tam thời
Về cơ chế bệnh sinh của thiếu máu não tạm thời: có 2 trường phái
-
Trường phái theo cơ chế huyết động
Theo trường phái này TMNTT là do hiện tượng giảm lượng máu đến não một cách đột ngột, thường thấy gặp trong giảm huyết áp, suy tim mất bù, hẹp quai động mạch chủ, loạn nhịp tim, tăng “cảm xúc” của xoang động mạch cảnh (kích thích vào xoang động mạch cảnh đột ngột), hẹp các động mạch trước não, trong não v.v
Trước kia, trong một thời gian dài người ta giải thích cơ chế trên là do co thắt mạch máu não.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu nhận định rằng nguyên nhân co thắt mạch máu là rất khó để gây TMNTT. Tác giả Schneider đã chứng minh rằng chỉ khi nào lượng tuần hoàn não giảm trên 50% thì mới xuất hiện các triệu chứng liệt khu trú.
Ngược lại, khi bị tăng huyết áp kịch phát lại dẫn đến giảm lưu lượng máu não, nên người ta thấy các trường hợp tăng huyết áp kịch phát này có thể dẫn đến TMNTT.
Vì vậy, cơ chế giảm huyết động đến nay không còn ý nghĩa nhiều đến bệnh TMNTT. Ngoại trừ các nghiên cứu thấy cơ chế này có thể hiện rõ ràng ở những bệnh nhân thoái hóa và dị dạng cột sống cổ, khi họ thay đổi tư thế của đầu, cổ thì dễ bị TMNTT.
-
Trường phái theo cơ chế tắc mạch
Đây là cơ chế chính gây TMNTT, nhất là ở hệ động mạch cảnh trong. Do những cục tắc nghẽn nhỏ di chuyển từ các động mạch trước não, từ tim hoặc từ các mạch máu ngoại vi lên não, từ đó nó gây tắc một nhánh nào đó của động mạch não, nhưng chỉ gây thiếu máu tạm thời ở khu vực não nuôi dưỡng bởi nhánh động mạch ấy, tuần hoàn não ở vùng não bị TMNTT đó có thể được phục hồi nhanh chóng khi cục tắc nghẽn được tự tiêu đi, hay di chuyển đi nơi khác hoặc não được cấp máu bổ sung nhờ các động mạch xung quanh cung cấp.
Những cục tắc nghẽn có thể xuất phát từ tim ở những người bị bệnh hẹp van tim (gây rối loạn huyết động rồi hình thành các cục máu đông), bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng hình thành từ các cụm vi khuẩn và các mảnh vỡ tế bào ở tim, bệnh tim bẩm sinh, các rối loạn nhịp tim (hình thành cục máu đông) cũng có thể gây các cục tắc nghẽn…
Cục tắc nghẽn cũng có thể xuất hiện từ những cục huyết khối ở các mạch máu lớn trước não như động mạch cảnh, động mạch sống nền…trong những trường hợp này cục tắc nghẽn được hình thành từ chất liệu là Cholesterol cristal do tiểu cầu kết dính lại, cũng có thể là cục tắc nghẽn do sợi huyết (fibrin) tạo thành.
Người ta thấy những cục tắc nghẽn do Cholesterol cristal gây TMNTT nhiều hơn cục Fibrin.
Các nguyên nhân khác có thể gây tắc nghẽn gặp trong các bệnh như : tăng tiểu cầu, đa hồng cầu, bệnh bạch cầu tủy cấp tính…
Nhiều tác giả đã chứng minh được chính những mảng xơ vữa và sùi loét ở các động mạch trước não là nơi đã giải phóng ra các cục tắc nhỏ đi sâu vào não, có trường hợp cục huyết khối ở động mạch cảnh bên này lại gây tắc nghẽn ở một động mạch nhỏ ở bên não đối diện hoặc thậm chí có thể làm tắc một động mạch thuộc hệ sống nền – do cục vi tắc được lưu thông qua hệ thống nối thông giữa các động mạch trong não. Vì vậy khi khám lâm sàng, làm nghiệm pháp sờ ấn động mạch cảnh người ta khuyên thầy thuốc phải sờ nhẹ nhàng, vì nếu sờ ấn mạnh quá vào động mạch cảnh có thể làm cho mảng xơ vữa động mạch (nếu có) bong ra và di chuyển vào bên trong não gây tắc mạch não.
Tóm lại, tắc mạch là cơ chế bệnh sinh chủ yếu trong bệnh TMNTT; nhưng cũng phải nhấn mạnh là trong nhiều trường hợp không thể xác định rõ được cơ chế bệnh sinh nào gây nên TMNTT. Dù sao bất kể cơ chế bệnh sinh nào gây TMNTT cũng có rất nhiều yếu tố phụ trợ tác động vào, và quan trọng nhất là vòng nối của hệ tuần hoàn nối thông giữa các động mạch trong não, nếu hệ thống này hoạt động tốt thì người bệnh mặc dù có những yếu tố nguy cơ nhưng người đó vẫn không bị TMNTT. Ngoài ra, các yếu tố phụ trợ khác cũng có thể ảnh hưởng như: giảm áp lực oxy trong máu động mạch, thay đổi tốc độ máu lắng, yếu tố tuổi tác (TMNTT hay gặp ở người cao tuổi), giới tính (TMNTT thường nam cao hơn nữ), có bệnh khác kết hợp: tăng huyết áp, mỡ máu tăng (cholesterol và Triglycerid tăng), tiểu đường, bệnh tim (hẹp van tim, loạn nhịp tim…), nghiện rượu, nghiện thuốc lá, thay đổi thời tiết v.v.
-
Đặc điểm lâm sàng
Nhìn chung, triệu chứng lâm sàng của TMNTT chủ yếu là các triệu chứng thần kinh khu trú ở các mức độ và hình thái khác nhau, phụ thuộc vào vị trí động mạch não bị tắc tương ứng phần não được nuôi dưỡng bởi động mạch đó. Ví dụ: nếu tắc động mạch cảnh trong bên trái sẽ gây liệt nửa người bên phải kèm theo vong ngôn Broca hay còn gọi vong ngôn vận động (vong ngôn nghĩa là không nói được) vì vùng chỉ huy nói là vùng Broca ở bên trái não bán cầu với người thuận tay phải (với người thuận tay trái thì ngược lại). Hoặc có thể chỉ liệt 1 tay hay 1 chân…
Đặc điểm bệnh TMNTT là hay tái phát, tỷ lệ tái phát tùy theo từng bệnh nhân: có người 1 tuần một lần, có người tháng đôi lần, hoặc vài tháng một lần, hay có thể là 1 năm, vài năm bị một lần… Hãn hữu có thể có bệnh nhân một ngày bị nhiều cơn TMNTT.
Giải thích cơn TMNTT thường được lặp đi lặp lại giống nhau, nghĩa là xảy ra hiện tượng tắc mạch mạch nhiều lần ở một nhánh (vị trí) động mạch, các nhà khoa học cho rằng: máu trong động mạch cảnh trong và động mạch não chảy thành các lớp, ở lớp trung tâm mạch máu thì tốc độ máu chảy nhanh hơn so với lớp ở gần thành mạch, và dòng máu từ các động mạch trước não chảy vào các động mạch não và các nhánh của nó với một tốc độ ổn định, do những cục tắc nghẽn nhỏ xuất phát từ cùng một nguồn gốc, nên lần sau nó cũng theo đường lần trước, vì vậy lại gây tắc ở vị trí cũ; như kiểu “ngựa quen đường cũ”.
-
Vấn đề điều trị
Bản thân cơn TMNTT nếu không được điều trị cũng tự hồi phục. Nhưng nếu được điều trị kịp thời thì hồi phục sẽ tốt hơn. Hơn nữa, giai đoạn đầu bị bệnh không ai dám khẳng định 100% là người bệnh sẽ khỏi sau 24 giờ (các triệu chứng bệnh hết sau 24 giờ)… Về điều trị TMNTT: Tây y chủ yếu là dùng thuốc tăng cường tuần hoàn não như Cavinton, Stugeron, Piracetam…các thuốc chống đông và các thuốc chống kết dính tiểu cầu như Heparin, Aspirin…có thể phẫu thuật trong trường hợp bị hẹp hay tắc động mạch cảnh. Các thuốc Heparin, Aspirin …dùng có những hạn chế và tác dụng không mong muốn nhất định (chảy máu, đau dạ dày…).
Viện y học bản địa Việt nam đã cho ra đời nhiều sản phẩm nguồn gốc từ dược liệu có trong thiên nhiên, đã được Bộ Y tế cấp phép cho quảng cáo, để phòng và điều trị TMNTT như: Sạch lòng mạch (Saloma) để giảm mỡ trong máu, Yên cung tĩnh tâm đan để phòng và điều trị TMNTT và Đột quỵ, RamJec Saman chữa tiểu đường v.v. Qua nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và dùng thực tế cho các bệnh nhân trong nhiều năm đã đạt kết quả tốt.
Cuối cùng, có điều cần nhớ là TMNTT nếu không được điều trị và phòng tái phát đúng, người bệnh trong tương lai có nhiều khả năng bị Đột quỵ não, lúc này chắc chắn tiên lượng bệnh sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều so với TMNTT; các sản phẩm của Viện Y học bản địa Việt Nam nói trên, đặc biệt là Yên cung tĩnh tâm đan có thể phòng và điều trị được cả Đột quỵ não và TMNTT : chẳng khác gì bắn một mũi tên trúng 2 đích vậy.
Nguồn: TS.BSCC Ngô Quang Trúc/ Yhocbandia.vn
Đáng suy ngẫm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":
Chị Uyên 48 tuổi - Tạm biệt hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não nhờ AZBrain
Vũ Thị Tươi, Chứng thiểu năng tuần hoàn não được cải thiện sau khi dùng AZBrain
Tác Dụng Của Bưởi Bung Với Tuần Hoàn Máu, Não Bộ - TS. Cung Khắc Lược
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh